Xe đạp kêu cạch cạch vừa gây cảm giác khó chịu vừa dễ làm giảm tuổi thọ của xe. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lỗi và cách khắc phục như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé!
1. Lý do khiến xe đạp phát ra tiếng kêu cạch cạch
Trước khi tìm hiểu cách khắc phục tình trạng xe đạp phát tiếng cạch cạch, bạn cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau.
- Tiếng kêu từ xích: Nếu dây xích đã được sử dụng trong thời gian dài thì các chuỗi xích sẽ bị lỏng và va vào đĩa tạo ra tiếng kêu.
- Tiếng kêu từ giảm xóc sau: Tiếng kêu cạch cạch có thể xuất hiện khi các trục quay, vòng bi của bộ phận giảm xóc bị lỏng hoặc khô nhớt.
- Tiếng kêu cạch cạch từ cùi đề: Nếu các bánh xe trên ròng rọc bị khô, có thể làm lệch vị trí của cùi đề khiến xe đạp phát ra tiếng cạch cạch.
- Xe đạp phát tiếng kêu từ cổ xe: Trong quá trình sử dụng, mối nối giữa tay lái và cổ xe có thể bị lỏng gây ra tiếng ồn khi đạp xe.
- Tiếng kêu từ yên xe: Nguyên nhân khiến xe đạp kêu cạch cạch có thể do phần yên xe với đường ray của yên bị lỏng.
- Tiếng kêu từ tay lái: Khi xe đạp được sử dụng lâu ngày, các ốc ghi đông của xe sẽ bị nới lỏng, tạo ra tiếng ồn.
- Tiếp kêu cạch cạnh từ phanh, tay phanh: Một nguyên nhân khác gây ra tiếng kêu của xe đạp là do phanh và tay phanh không được tra dầu nhớt thường xuyên.
- Tiếng kêu từ gọng đựng bình nước: Xe đạp sử dụng lâu ngày sẽ làm cho giá đỡ bình nước bị lỏng và gây ra tiếng kêu khi di chuyển.
- Xe đạp có tiếng kêu cạch cạch từ bàn đạp: Bàn đạp bị thiếu dầu nhớt lâu ngày cũng khiến xe đạp phát ra tiếng ồn khó chịu.
2. Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng xe đạp bị kêu cạch cạch
Khi đã nắm rõ nguyên nhân khiến xe đạp bị kêu cạch cạch, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách khắc phục và sửa chữa hư hỏng:
- Cố định lại xích xe đạp: Bạn điều chỉnh sức căng của cáp nối tay đề ra cùi đề để khắc phục tình trạng xích bị lỏng.
- Kiểm tra bộ phận giảm xóc: Bạn xem xét các ốc vít ở bộ phận giảm xóc có bị lỏng không, nếu có hãy dùng cờ lê thắt chặt các đai ốc lại. Đồng thời, bạn tra dầu bôi trơn vào các khớp giữa trục quay và khung xe đạp.
- Tra dầu vào bánh xe: Bạn dùng bàn chải để loại bỏ bụi bám ở cùi đề. Sau đó nhỏ vài giọt dầu nhớt chuyên dụng lên bánh xe sau và quay bàn đạp để dầu tra đều bánh răng.
- Hãm lại phanh trước: Bạn dùng cờ lê nới lỏng hai ốc vít ở thanh ngang cổ xe rồi siết ốc lại, tuy nhiên không nên siết ốc quá chặt.
- Kiểm tra yên xe: Bạn xem xét phần yên xe với đường ray có bị lệch hay lỏng không. Nếu có hãy cố định lại và dùng cờ lê siết chặt các đai ốc.
- Kiểm tra tay lái: Bạn dùng cờ lê siết chặt bu lông ở giữa tay lái để khắc phục tình trạng xe đạp kêu cạch cạch.
- Tra dầu nhớt vào phanh và tay phanh: Trước tiên, bạn cần kiểm tra xem phanh đã được đặt đúng chỗ (trong phần phuộc trước và sau khung xe) hay chưa. Sau đó nhỏ một ít dầu hoặc nhớt vào các vị trí cáp tại đòn bẩy phanh.
- Kiểm tra gọng bình nước: Bạn nên xem xét gọng bình nước có bị gãy hoặc lỏng không. Nếu có, bạn hãy thay gọng mới hoặc dùng tua vít siết chặt các đai ốc lại.
- Bôi trơn bàn đạp: Bôi một lượng dầu lên lò xo và khớp của phần trục chính. Ngoài ra, nếu thấy bàn đạp bị cứng thì bạn có thể chỉnh lại vòng bi.
3. Lưu ý khi sử dụng xe đạp để hạn chế xe đạp phát ra tiếng kêu
Để giúp cho xe đạp luôn hoạt động ổn định, không xảy ra tình trạng kêu cạch cạch khi sử dụng, bạn nên:
- Thường xuyên vệ sinh xe đạp: Bạn nên rửa và lau khô xe đạp sau khi đi mưa. Nếu thời tiết khô ráo thì nên rửa xe khoảng 1 lần/tuần để loại bỏ những vết bẩn bám ở các bộ phận như phanh, xích, bánh xe,…
- Sử dụng loại dầu bôi trơn chuyên dụng: Bạn nên chọn dầu bôi trơn cao cấp để khắc phục tình trạng xe đạp kêu cạch cạch hiệu quả hơn. Theo đó, bạn có thể chọn các sản phẩm dầu bôi trơn như FINISH LINE Cross Country Wet Lube, FINISH LINE Teflon Dry Lube, FINISH LINE Ceramic Wax Lube, FINISH LINE Ceramic Wet Lube,…
- Bảo dưỡng xe đạp định kỳ: Bạn hãy mang xe đạp đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để kiểm tra xích, phanh, tay phanh, vành,… định kỳ. Nếu có dấu hiệu lỏng ốc, thiếu nhớt, kỹ thuật viên sẽ giúp bạn khắc phục kịp thời.
Xedap.vn ngoài là địa chỉ cung cấp xe đạp chính hãng, còn là nơi bảo dưỡng – sửa chữa xe đạp chuyên nghiệp và uy tín. Tại đây, xe đạp của bạn sẽ được kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng bằng phụ tùng chính hãng, chất lượng.
Đồng thời, hệ thống Xedap.vn còn cung cấp 2 gói dịch vụ bảo dưỡng tiện lợi gồm bảo dưỡng tại cửa hàng và bảo dưỡng tận nhà với mức chi phí hợp lý. Truy cập TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm về dịch vụ bảo dưỡng – bảo trì của Xedap.vn.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm rõ nguyên nhân xe đạp kêu cạch cạch và biết được cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh và bảo dưỡng xe đạp định kỳ để giúp xe hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ cho xe nhé!
Hỏi và đáp
Quy định đăng bình luận