Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không? Gợi ý xe đạp phù hợp

2064 lượt xem
thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá nghiêm trọng, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tập thể thao sai cách. Do đó, rất nhiều người thắc mắc không biết thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. [Giải đáp] Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không?

Câu trả lời là có, vì đạp xe là bộ môn thể thao có sự vận động nhẹ nhàng, không cần phải tập luyện với cường độ cao. Dù vậy, bộ môn này vẫn tác động lên hệ thống xương và dây chằng, từ đó giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

 

thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không 1
Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể đạp xe cường độ nhẹ để các khớp cơ được dẻo dai, linh hoạt.

2. Những lợi ích khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đi xe đạp

Để tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của việc đạp xe đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể theo dõi những thông tin sau:

 

2.1. Kéo giãn gân cơ và cột sống

Để xe đạp cân bằng và có thể di chuyển theo ý muốn cần sự phối hợp ăn ý của toàn bộ cơ thể. Bạn phải thẳng lưng, thả lỏng người, cơ thể hướng về phía trước để có tư thế đạp xe thoải mái nhất. Nhờ sự kết hợp ăn ý này nên các khớp cơ được hoạt động nhẹ nhàng giúp tăng khả năng đàn hồi, kéo giãn, từ đó gia tăng khoảng cách giữa các đốt cột sống lưng và cổ.

 

2.2. Cải thiện tuần hoàn máu

Đạp xe giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, đào thải chất độc và chuyển ra ngoài cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng thoải mái hơn, giấc ngủ cũng sâu và ngon, giảm các triệu chứng đau mỏi do bệnh thoát vị gây ra.

 

2.3. Tăng cường chức năng của cơ, xương

Dù đạp xe là bộ môn thể thao không yêu cầu cường độ mạnh, tuy nhiên đòi hỏi bạn phải vận động linh hoạt các khớp tay chân. Nhờ đó, không chỉ khớp được bôi trơn, trở nên linh hoạt, dẻo dai mà các dây thần kinh chèn lên các cơ, xương cũng được giải phóng, giúp ngăn ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả.

 

2.4. Bảo vệ sức khỏe trái tim

Đi xe đạp có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Bởi theo nghiên cứu của trường Đại học Nam Đan Mạch, người đạp xe thường xuyên có thể giảm 11 – 18% nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là vì bộ môn này không đòi hỏi cường độ cao, tuy nhiên vẫn tạo động lực để cơ thể bơm máu về tim, giúp sức khỏe tim mạch được cải thiện.

 

thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không 2
Đạp xe không chỉ cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khác.

2.5. Tăng cường sức khỏe não bộ

Theo nghiên cứu của Đại học Illinois, thuộc bang Chicago, Mỹ, khi đạp xe sẽ gia tăng 15% sự hô hấp tim mạch, kích thích lưu lượng máu đến não bộ. Nhờ đó, vùng hải mã não (bộ phận có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ) được sản sinh thêm nhiều tế bào mới, giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, tránh tình trạng suy giảm trí nhớ khi lớn tuổi.

 

2.6. Nâng cao tuổi thọ

Nhờ tác động đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể và tăng cường trao đổi chất, nên đạp xe còn giúp đẩy lùi các bệnh lý như thừa cân, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường loại 2, ung thư,… Ngoài ra, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên còn giúp cơ thể tăng cường đề kháng và tái tạo mô, từ đó gia tăng tuổi thọ.

 

Xem thêm: Đạp xe đạp có giảm mỡ bụng không? Cách đạp xe hiệu quả nhất

Đạp xe đạp để cải thiện vóc dáng là xu hướng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Vậy đạp xe đạp có giảm mỡ bụng không? Nên tập như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nếu bạn đang quan tâm, hãy…

 

3. Những điều cần biết khi đạp xe cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm

Trước khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạp xe phải ghi nhớ những điều sau đây:

 

3.1. Lựa chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm

  • Chọn xe đúng kích thước: Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chọn xe quá dài hoặc quá cao so với kích thước cơ thể. Bởi điều này sẽ tạo nên tư thế đạp xe sai lệch, cột sống phải luôn căng giãn để với tới ghi đông, tứ chi phải gia tăng cường độ làm việc, từ đó khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp: Bạn nên chọn loại xe đạp có khả năng điều chỉnh độ cao yên xe linh hoạt. Bởi nếu yên xe quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động co duỗi chân, từ đó gây áp lực lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm.
  • Chọn loại xe đạp phù hợp: Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, tư thế xe an toàn nhất là thẳng lưng, các cơ quan thoải mái, không chịu áp lực. Do đó, nên ưu tiên các loại xe đạp địa hình leo núi có ghi đông cao, thẳng.

Dưới đây là 3 dòng xe MTB phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm đang thịnh hành hiện nay:

 

Để sở hữu được các sản phẩm xe đạp chính hãng, giá tốt, bạn có thể ghé đến Xedap.vn – chuỗi cửa hàng kinh doanh xe đạp trên toàn quốc. Tại đây hiện đang bày bán rất nhiều sản phẩm xe đạp MTB với đa dạng mẫu mã, đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đi kèm với đó là các dịch vụ hậu mãi hấp dẫn như giao hàng miễn phí, bảo hành lên đến 5 năm,…

 

xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm
Tại Xedap.vn có không gian mua sắm rộng rãi, sản phẩm được xếp theo loại xe, thương hiệu, màu sắc,… giúp bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc xe đạp ưng ý.

3.2. Tư thế đạp xe chuẩn

Thoát vị đĩa đẹp đạp xe được không phụ thuộc phần lớn vào tư thế đạp xe. Do đó, để có tư thế đạp xe chuẩn, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

 

  • Khởi động toàn thân, nhất là các khớp tay, chân ít nhất 5 phút trước khi đạp xe để tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giúp cơ thể linh hoạt hơn.
  • Khi ngồi lên xe, cơ thể nghiêng về trước, bụng hóp nhẹ, hai tay và lưng duỗi thẳng, đồng thời thở ra bằng bụng.
  • Đặt đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối và hông cử động nhịp nhàng.
  • Phối hợp linh hoạt 4 động tác gồm đạp, kéo, nâng và đẩy. Cụ thể, khi chân đạp xuống dưới thì bàn chân co lại, sau đó kéo bàn đạp lên trên và lại đẩy xuống, cứ thế đạp xoay vòng. 
  • Không gồng mình hay cúi đầu khi đạp, đồng thời dáng người cũng không được lệch sang một bên.
  • Đạp xe nhẹ nhàng và nghỉ ngơi khi mệt để tránh việc cơ thể kiệt sức, xương khớp chịu áp lực khiến bệnh thêm trầm trọng.

4. Những lưu ý cần biết khi người bị thoát vị đĩa đệm đạp xe

Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạp xe nên lưu ý những điều dưới đây để hạn chế xảy ra những tình huống không mong muốn:

 

  • Nên chọn địa hình bằng phẳng để đạp xe, đồng thời tránh các đoạn đường gồ ghề, nhiều chướng ngại vật để hạn chế va chạm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm, khiến bệnh trở nặng hơn.
  • Không nên đạp xe với cường độ cao mà chỉ nên đạp từ từ, thư giãn.
  • Cần đạp xe đều đặn mỗi ngày để xương khớp được vận động liên tục, gia tăng độ dẻo dai, tránh tình trạng lâu ngày mới đạp xe khiến xương khớp dễ chấn thương và ảnh hưởng đến vùng cột sống bị thoát vị.
  • Nên duy trì hơi thở nhịp nhàng, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng để cơ thể không bị mất sức.
  • Nếu không có thời gian đạp xe ngoài trời, bạn cũng có thể đạp xe tại nhà với thiết bị hỗ trợ tập luyện đạp xe tại nhà.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm chỉ nên tập luyện đạp xe từ 15 – 20 phút để phần lưng không chịu quá nhiều tác động.
  • Trong quá trình đạp xe, nếu cảm thấy bất kỳ biến chứng đau mỏi nào, bạn nên ngừng ngay và đi khám bác sĩ.
thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không 3
Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu sau khi đạp xe, bạn cảm thấy bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nghiêm trọng nhé!

Hy vọng đến đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có đi xe được không. Nhìn chung, đi xe đạp cường độ nhẹ rất tốt cho người bị thoát vị, bởi không chỉ giảm các biến chứng đau nhức do bệnh gây ra mà còn tăng cường trí não, hỗ trợ hô hấp và bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tập luyện với cường độ vừa phải và đúng kỹ thuật để tránh tình trạng trầm trọng hơn. 

 

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào