Nhiều bố mẹ mong muốn con có thể rèn luyện thể dục thể thao từ nhỏ để tăng cường sức bền, độ dẻo dai và sức khỏe đề kháng. Trong đó, đi xe đạp là bộ môn được nhiều bố mẹ lựa chọn vì an toàn, cách sử dụng đơn giản và có thể thuận tiện cho việc di chuyển sau này của trẻ. Vậy, bố mẹ đã biết cách tập đi xe đạp cho trẻ như thế nào để an toàn và hiệu quả chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tập xe đạp cho trẻ từ khi còn nhỏ là thói quen tốt mà bố mẹ nên rèn luyện cho con vì khá đơn giản và có độ an toàn cao. Theo đó, tùy vào từng độ tuổi, bố mẹ có thể cho con tập xe đạp với loại xe phù hợp, chẳng hạn:
Lưu ý, mốc thời gian trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì tùy vào thể chất của mỗi trẻ sẽ có thời gian tập đi xe đạp khác nhau. Vậy nên, bố mẹ nên quan sát sức khỏe, các kỹ năng mà bé đang có và xem xét con đã sẵn sàng để học đạp xe hay chưa trước khi cho con thực hành nhé!
Đi xe đạp dù là môn thể thao đơn giản nhưng lại mang đến cho trẻ vô số lợi ích như:
Xem thêm: Mua xe đạp trẻ em 3 tuổi nào tốt? TOP 7 mẫu xe cho bé được yêu thích nhất
Nhằm đáp ứng nhu cầu mua xe đạp cho bé 3 tuổi ngày càng tăng cao, các thương hiệu đã cho ra mắt nhiều mẫu xe có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, màu sắc bắt mắt… Điều này khiến các phụ huynh băn khoăn không biết nên mua…
Tập xe đạp cho trẻ nhỏ là nỗi lo lắng của không ít bố mẹ. Vậy, bạn cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu dạy trẻ tập đi xe?
Vì mới làm quen với việc đi xe đạp nên việc chọn xe phù hợp với chiều cao của trẻ vô cùng quan trọng, giúp trẻ thoải mái và an toàn hơn. Bởi một chiếc xe quá cao hay quá thấp sẽ khiến con nảy sinh tâm lý sợ sệt, tầm nhìn không phù hợp, khó giữ thăng bằng, gây mỏi chân và tư thế đạp xe không đúng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương.
Dưới đây là gợi ý bảng kích thước bánh xe trung bình phù hợp với từng độ tuổi của con:
Độ tuổi | Kích thước bánh xe (inch) |
2 – 5 tuổi | 12 |
3 – 5 tuổi | 14 |
5 – 7 tuổi | 16 |
7 – 9 tuổi | 20 |
9 – 11 tuổi | 24 |
Trên 11 tuổi | 26 |
Bên cạnh chiều cao xe thì chiều cao yên xe cũng là điều cực kỳ quan trọng. Theo đó, yên xe phù hợp với bé là khi con có thể duỗi thẳng chân khi đạp và hạ chân chạm đất. Nếu xe có yên vừa vặn chiều cao, bé sẽ có tư thế lái thoải mái, hạn chế bị mỏi tay, mỏi chân, hoặc ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp.
Có phải lần đầu tiên tập xe, sự an toàn của con là điều mà bố mẹ lo sợ nhất? Vậy nên việc trang bị các thiết bị an toàn như nón bảo hiểm, đệm bảo vệ tay chân,… là vô cùng quan trọng, giúp hạn chế chấn thương, trầy xước khi chẳng may bé bị té ngã trong lúc học cách tập đi xe đạp.
Chọn một khu vực bằng phẳng, ít chướng ngại vật, dốc hay ổ gà sẽ giúp bé nhanh biết đi xe, đồng thời đảm bảo an toàn hơn. Theo đó, nếu khuôn viên nhà không có đủ không gian, bạn có thể tập tại một bãi xe trống, công viên,… Đồng thời, không nên cho con học đạp xe trên vỉa hè vì nơi đây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Khi mua xe đạp cho con, bố mẹ nên lựa chọn các dòng xe chất lượng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín và bày bán tại các cơ sở kinh doanh chính hãng. Bởi các dòng xe này được trang bị linh phụ kiện cao cấp như phanh xe lực bóp nhẹ nhưng độ hãm tốt, bộ truyền động trơn tru, bánh xe bám đường tốt,… Nhờ đó, có thể đảm bảo an toàn hơn khi mới bắt đầu đạp xe.
Trong đó, Xedap.vn là địa chỉ kinh doanh xe đạp trẻ em uy tín, được nhiều bố mẹ lựa chọn. Tại đây cam kết 100% sản phẩm chính hãng, được bán với giá cả phải chăng. Ngoài ra còn có các dịch vụ hậu mãi tuyệt vời như giao hàng miễn phí, bảo hành lên đến 5 năm,…
Dưới đây là gợi ý một vài dòng xe đạp trẻ em đang được bán chạy tại Xedap.vn hiện nay:
Dưới đây, Xedap.vn sẽ gợi ý đến bố mẹ cách dạy trẻ tập đi xe đạp vừa an toàn, vừa hiệu quả nhé:
Bước 1: Thăng bằng – Cách dạy trẻ tập xe đạp đầu tiên
Thăng bằng là kỹ thuật đầu tiên mà trẻ nên học khi tập đi xe đạp, cũng là kỹ thuật khó nhất của bộ môn này. Theo đó, để giúp trẻ có cảm giác thăng bằng, bố mẹ có thể nắm giữ chắc yên sau xe hoặc đỡ nhẹ người bé, đồng thời nhắc con phải thả lỏng người, ngồi thẳng và luôn tập trung về phía trước.
Xem thêm: Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp đảm bảo an toàn tối đa
Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp là một trong những kỹ năng cơ bản mà người bắt đầu tập xe cần nắm vững và thực hiện tốt. Trong bài viết dưới đây, Xedap.vn sẽ hướng dẫn bạn cách giữ thăng bằng khi đạp xe đạp như thế nào…
Bước 2: Hướng dẫn ánh nhìn của trẻ khi lái
Những đứa trẻ thường có sự tập trung kém và dễ bị hấp dẫn bởi môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tập trung lại là kỹ năng quan trọng giúp con nhanh biết đi xe và đảm bảo an toàn. Vì vậy, nếu thấy con thiếu tập trung trong lúc đạp xe, bố mẹ nên theo dõi sát sao, đồng thời liên tục nhắc nhở bé quan sát phía trước, tránh ngó nghiêng hoặc nhìn xuống để có thể tránh các chướng ngại.
Bước 3: Hướng dẫn cách đặt chân lên bàn đạp
Tiếp theo, sau khi bé đã học được cách điều khiển ánh nhìn và giữ thăng bằng, bố mẹ có thể hướng dẫn con cách sử dụng bàn đạp. Để thuận tiện hơn, bố mẹ có thể xoay bàn đạp về góc 90 độ, sau đó hướng dẫn con đặt chân lên sao cho chân nằm chắc chắn tại vị trí cân bằng trên bàn đạp, tránh đưa tới trước hoặc lùi về sau quá nhiều. Cứ thế, bố mẹ yêu cầu con bỏ chân xuống, đưa chân lên lặp đi lặp lại một vài lần cho bé quen nhé.
Bước 4: Dạy trẻ đạp xe xoay vòng
Đạp xoay vòng tưởng chừng như là động tác đơn giản, nhưng với trẻ nhỏ mới bắt đầu đi xe, để đạp được 1 vòng tròn là kỹ thuật khá khó. Trước tiên, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách lấy đà bằng chân thuận. Nếu thấy con gặp khó khăn trong việc điều khiển bàn đạp xoay tròn và chỉ có thể đạp nhấp, bố mẹ có thể để yên chân trẻ trên bàn đạp, sau đó nắm bàn đạp xoay theo vòng tròn để con có cảm giác.
Bước 5: Cách dạy trẻ tập đi xe đạp bằng việc điều khiển cổ xe
Khi trẻ đã di chuyển ổn định, bố mẹ có thể dạy trẻ cách điều khiển xe đạp như ý muốn. Thông thường, các bé mới tập xe thường có tâm lý sợ ngã, do đó dồn lực vào phần tay nắm và không biết cách xoay ghi đông để điều khiển xe như ý muốn. Vậy nên, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thả lỏng tay và cách bẻ ghi đông để rẽ khi đến đoạn đường cong.
Đặc biệt, hướng dẫn dừng xe là kỹ thuật không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ dừng xe, sau đó hướng dẫn cách bóp thắng từ từ và chỉ ngưng khi xe dừng hẳn. Đồng thời, giải thích cho con hiểu nếu thấy chướng ngại, con phải bóp thắng từ xa để xe giảm tốc và dừng lại an toàn.
Bước 6: Hướng dẫn cách xuống dốc an toàn
Khi xuống dốc, tốc độ xe thường tăng nhanh khiến các bé hoảng sợ và dễ té ngã. Vậy nên nếu con đã thành thạo với đường bằng phẳng, bố mẹ có thể cho bé thử tập ở những con dốc nhỏ. Khi đó, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách hãm phanh từ từ, giảm tốc độ đạp hoặc ngừng đạp sao cho xe chạy với vận tốc vừa phải, tránh té ngã hay trơn trượt.
Xem thêm: Cách lắp bánh phụ xe đạp trẻ em chi tiết, đơn giản tại nhà
Nhiều phụ huynh muốn lắp bánh phụ cho xe đạp trẻ em để đảm bảo an toàn cho con khi tập chạy, song chưa biết cách thực hiện như thế nào. Vì vậy, bài viết hôm nay Xedap.vn hướng dẫn cách lắp thêm bánh phụ cho xe đạp của trẻ…
Khi áp dụng cách dạy trẻ đi xe đạp 2 bánh, phụ huynh nên lưu ý những điều dưới đây:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tập đi xe đạp cho trẻ em mà bố mẹ nên biết. Hy vọng thông qua bài viết trên, bố mẹ đã có thể dễ dàng giúp con đi xe đạp vững vàng trong thời gian đến. Ngoài ra, đừng quên chọn mua xe đạp trẻ em chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho con yêu trong lúc sử dụng, bạn nhé!
|