Các bộ phận của xe đạp gồm những gì và hoạt động thế nào?

3482 lượt xem

Xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Dù vậy, không phải ai cũng biết các bộ phận của xe đạp gồm những gì và nguyên lý hoạt động như thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có thêm kiến thức hay ho về loại phương tiện này nhé!

 

1. Các bộ phận xe đạp xưa và nay có gì khác nhau?

Sáng kiến về xe đạp lần đầu ra mắt vào năm 1817. Lúc này, xe có cấu tạo gồm 1 chiếc khung gỗ với 2 bánh xe bằng gỗ bọc sắt có kích thước bằng nhau và được lắp thẳng hàng. Theo đó, người lái sẽ ngồi mở rộng hai chân trên khung gỗ, sau đó dùng chân đẩy xe về phía trước.

 

cỗ máy chạy bằng châ
Năm 1817, Nam tước người Đức – Baron von Drais đã sáng chế ra chiếc xe đạp đầu tiên có tên là Laufmaschine (trong tiếng Đức có nghĩa là “cỗ máy chạy bằng chân”).

Theo chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, xe đạp được tinh chỉnh với nhiều bộ phận hơn như lốp xe, thắng xe, bàn đạp,…. Đến ngày nay, xe đạp có cấu tạo gọn nhẹ với nhiều kiểu dáng phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cấu tạo của xe đạp vẫn đảm bảo một số điểm chung đáp ứng nguyên lý truyền động nhằm giúp xe vận hành ổn định.

 

2. Chi tiết các bộ phận của xe đạp theo công dụng

Cùng tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận xe đạp:

 

2.1. Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực của xe đạp gồm các bộ phận như:

 

  • Bàn đạp: Có cấu tạo có 2 phần gồm thân chính gắn với bàn đạp chân và trục chính nối với phần cuối tay quay. Về cách thức hoạt động, người dùng sẽ đạp lên bàn đạp, truyền lực đến trục quay phía dưới theo chuyển động tròn giúp xe di chuyển về phía trước.
  • Đùi đĩa: Đây là bộ phận có kích thước lớn nhất hệ truyền lực. Dựa vào số lượng xích líp, có 3 loại đĩa:

+Đĩa đơn: Đĩa bảo vệ dây sên được thiết kế bám sát mặt trong và ngoài của chuỗi xích.
+Đĩa đôi: Gồm 1 vòng lớn 53 bánh răng và 1 vòng nhỏ 39 bánh răng hạn chế làm dây sên bị chéo.
+Đĩa ba: Gồm vòng ngoài 50 bánh răng, vòng giữa 39 bánh răng và vòng trong 30 bánh răng. Nhờ đó người dùng có thể tùy chỉnh bánh răng lớn nhất nhưng không gặp hiện tượng chéo dây sên.

 

  • Trục giữa: Đây là bộ phận có kích thước nhỏ, dạng hình ống hẹp nằm ở vị trí giữa xe đạp và giữ vai trò gắn kết khung và bánh răng xe hoạt động nhịp nhàng. Dựa vào loại hệ trục, trục giữa gồm trục lỗ vuông, trục rỗng và trục liền thể.
  • Đĩa (đĩa xích): Có dạng hình tròn có răng, là bộ phận để dây xích đi qua và truyền động khi xe chạy. Đĩa xích làm từ chất liệu nhôm nhẹ và bền hoặc từ carbon, titan. Tùy theo số lượng răng, đĩa có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, đĩa càng lớn thì càng tạo ra sức nặng khi đạp.
  • Xích: Đây là dạng dây dài được tạo từ nhiều mắt xích nhỏ giữ vai trò kết nối giữa phần trước xe và phần sau xe truyền động hỗ trợ xe tiến về phía trước.
  • Líp: Được gắn ở bánh sau của xe đạp với cấu tạo từ những đĩa răng xếp tầng lên nhau. Líp gồm 2 bộ phận chính là vành (bánh răng xếp tầng nằm trong trung tâm bánh xe) và cốt (có 2 rãnh nằm trong 2 bánh răng, với mỗi rãnh gồm 1 lò xo nhỏ và 1 cái lẫy). Líp giữ nhiệm vụ nhận chuyển động từ xích và truyền lực đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo chiều thuận và di chuyển về phía trước.
Các bộ phận của xe đạp gồm đùi, xích, líp, bàn đạp, đĩa, trục giữa
Các bộ phận của xe đạp gồm đùi, xích, líp, bàn đạp, đĩa, trục giữa phối hợp truyền lực giúp xe chuyển động về phía trước

Với cấu tạo như thế, hệ truyền lực hoạt động dựa trên nguyên lý: Nếu xe đang chạy nhưng bàn đạp đứng yên thì đĩa xích sẽ không quay. Nhưng bánh xe vẫn lăn về trước theo quán tính, nhông và đĩa xích cũng quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, nếu xe không di chuyển và ta xoay đĩa ngược chiều kim đồng hồ thì các răng bên trong trượt lên làm đĩa xích không quay được, dẫn đến bánh xe dừng quay.

 

Xem thêm: Hướng dẫn cách chỉnh líp xe đạp thể thao cực chi tiết

Ngày nay, người người nhà nhà sử dụng xe đạp để đi học, đi làm, đi dạo… nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng xe đúng cách, đặc biệt là hiểu rõ cách chỉnh líp xe đạp,…

2.2. Hệ thống chuyển động

Hệ thống chuyển động của xe đạp gồm:

 

  • Trục: Được làm bằng chất liệu thép cho độ bền cao khi sử dụng, giữ vai trò giúp bánh xe quay quanh trục qua ổ bi.
  • Moay-ơ: Làm bằng thép giúp kết nối trục giữa và vành của bánh xe thông qua nan hoa.
  • Vành bánh xe: Là khung bánh xe được làm từ chất liệu hợp kim thép hoặc hợp kim nhôm với độ bền cao.
  • Nan hoa: Gồm những thanh nhỏ làm từ thép giữ vai trò kết nối trục xe và vành xe, giúp bánh xe căng đều, tăng sức chịu lực.
  • Săm, lốp: Là phần vỏ ngoài của bánh xe làm từ chất liệu cao su tổng hợp, giữ vai trò làm tăng độ êm của xe khi chuyển động.

Hệ thống chuyển động giữ vai trò chuyển đổi lực tác động từ người dùng vào xe thành lực để xe tiến về phía trước. Khi người dùng tạo lực lên bàn đạp, đùi xe nhận được lực rồi làm trục giữa quay, dẫn đến đĩa quay và xích chuyển động. Từ đó, xích kéo líp và bánh sau cùng quay, xe thuận lợi tiến về phía trước.

 

Hệ thống chuyển động hoạt động theo nguyên tắc dẫn động và truyền lực
Hệ thống chuyển động hoạt động theo nguyên tắc dẫn động và truyền lực.

2.3. Hệ thống lái

Hệ thống lái gồm các bộ phận của xe đạp như:

 

  • Tay lái (ghi đông): Có thiết kế tùy theo mục đích sử dụng xe và sở thích của người dùng. Tay lái được gắn ở phần phía trước của xe, có nhiệm vụ điều khiển hướng và giữ thăng bằng khi xe vận hành.
  • Cổ phuộc: Có công dụng dẫn hướng di chuyển và nâng đỡ trọng lượng của xe thông qua bánh xe trước. Thường có 2 loại phuộc là phuộc bánh trước và phuộc bánh sau.

Hệ thống lái quyết định hướng đi của xe theo nguyên lý: Tay người dùng tác động lên tay lái của xe, truyền lực đến cổ phuộc, càng trước, bánh xe trước giúp thay đổi hướng di chuyển của xe. Cũng có nghĩa là xe chỉ có thể rẽ hướng trái hoặc phải khi bánh xe được điều khiển theo đúng hướng.

 

2.4. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh của xe đạp gồm:

 

  • Tay phanh: Được gắn trên tay lái của xe đạp cho phép người dùng bóp phanh nhằm kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
  • Dây phanh: Là bộ phận kết nối củ phanh và tay phanh xe đạp, có vai trò truyền lực kéo khi bóp phanh.
  • Cụm má phanh: Được đặt ở khu vực kết nối với bánh xe, có công dụng giảm ma sát để kiểm soát tốc độ xe.

Hiện nay có 2 loại phanh chủ yếu:

 

  • Phanh niềng (phanh cơ) hoạt động dựa trên một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. Loại phanh này có ưu điểm gọn nhẹ, giá thành rẻ nhưng tạo lực ma sát lớn, dễ làm mòn vành và bánh xe.
  • Phanh đĩa gồm 1 đĩa kim loại hoặc “rotor” đặt tại trung tâm bánh xe và hoạt động dựa vào dây phanh hoặc thủy lực. Loại phanh này dễ thay thế và không bào mòn vành xe, nhưng tích nhiệt cao nên làm hiệu quả phanh giảm và dễ làm phanh bị hỏng.

Với các bộ phận của xe đạp như thế, hệ thống phanh hoạt động dựa trên nguyên lý: Khi người dùng bóp tay thắng, lực truyền từ dây thắng đến má phanh, đẩy má phanh ép vào bánh xe đang quay, từ đó tạo ra ma sát lên bánh xe. Khi lực bóp càng tăng thì lực ma sát cũng lớn hơn, cùng với tác dụng của kẹp phanh giúp giảm tốc độ xe.

 

Hệ thống phanh của xe đạp hoạt động dựa trên sự phối hợp của các bộ phận như tay phanh, cụm má phanh và dây phanh.

2.5. Các bộ phận khác

Ngoài ra, còn phải kể đến các bộ phận khác của xe đạp như:

 

  • Khung sườn xe: Đây là bộ phận xe đạp quan trọng kết nối các phần khác, được làm từ hợp kim thép hoặc nhôm, carbon đảm bảo độ bền cao.
  • Yên xe: Là vị trí ngồi của người lái thường có độ rộng và độ êm phù hợp, tạo tư thế ngoài thoải mái. Yên xe có các bộ phận gồm vỏ yên xe, phần yên cứng, khung dưới yên xe, bộ phận siết chặt và bộ phận điều chỉnh chiều cao.
  • Ổ bi: Đây là bộ phận đặt ở những chi tiết thường xuyên chuyển động xoay tròn kết hợp với nhau, chẳng hạn như moay-ơ kết nối với trục bánh trước và trục bánh sau. Ổ bi gồm có côn, nồi, bi. Khi xe vận hành, bi sẽ di chuyển giữa côn và nồi nhằm giảm thiểu ma sát, tránh tình trạng các bộ phận bị mài mòn nhanh chóng.
  • Chuông: Có cấu tạo rỗng, dạng hình vòm, được làm bằng kim loại như titan, thép. Chuông có công dụng tạo ra âm thanh báo hiệu khi di chuyển trên đường.
Chuông xe có màu sắc và kiểu dáng phù hợp
Chuông xe có màu sắc và kiểu dáng phù hợp với phong cách thiết kế của từng loại xe đạp.

Ngoài ra, xe đạp còn có các bộ phận phụ được thiết kế phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng như chắn bùn, đèn,… giúp bảo vệ xe và tăng mức độ tiện dụng.

 

Xem thêm: Nên mua đèn xe đạp loại nào? 7 sản phẩm tốt nhất năm 2023

Đèn xe đạp thể thao là thiết bị chiếu sáng cho xe đạp, thường được lắp ở vị trí trước hoặc sau xe để đảm bảo an toàn cho người lái khi di chuyển trong đoạn đường tối. Nếu bạn dự định trang bị cho “chiến mã” bộ đèn cực…

Trên đây là toàn bộ thông tin về các bộ phận của xe đạp. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe đạp, từ đó có thể tìm mua loại xe phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, bạn đừng quên lựa chọn địa chỉ cung cấp xe đạp uy tín, đáng tin cậy. Điển hình là Xedap.vn – trung tâm cung cấp xe đạp chính hãng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Giant, Trinx, LIV, Momentum,… Đến đây, bạn có thể yên tâm chất lượng xe đạp 100% chính hãng, nguyên đai và kiện, đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng trước khi giao đến khách hàng.

 

>> Bạn có thể đến hệ thống Xedap.vn trên toàn quốc (tìm địa chỉ gần nhất TẠI ĐÂY) để trực tiếp tham khảo các sản phẩm xe đạp giá tốt và kiểu dáng đa dạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập website https://xedap.vn/ để xem qua thông tin về các mẫu xe đạp mới nhất hoặc liên hệ Hotline 1800 9473 để được hỗ trợ nhé!

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào