Pô tăng xe đạp là gì? 6 tiêu chí cần biết trước khi mua

    Pô tăng xe đạp là gì? 6 tiêu chí cần biết trước khi mua

    10/03/2023

    Pô tăng là một phần không thể thiếu của xe đạp thể thao. Tuy nhiên, không phải cũng biết pô tăng xe đạp là gì và mẹo chọn pô tăng chuẩn xác nhất. Đọc bài viết sau đây để biết thêm thông tin hữu ích bạn nhé!

     

    1. Pô tăng xe đạp là gì?

    Pô tăng là bộ phận được sử dụng để cố định phuộc với ghi đông, cũng như kết nối phuộc với toàn bộ khung xe. Qua đó, giúp người lái điều khiển xe thăng bằng và rẽ hướng dễ dàng hơn.

     

    Xem thêm: Các bộ phận của xe đạp gồm những gì và hoạt động thế nào?

    Xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Dù vậy, không phải ai cũng biết các bộ phận của xe đạp gồm những gì và nguyên lý hoạt động như thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để…

    2. Những tiêu chí lựa chọn pô tăng không thể bỏ qua

    Hiểu rõ các yếu tố liên quan đến pô tăng như chất liệu, kích thước, chiều dài, chủng loại… giúp bạn tìm được sản phẩm thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

     

    2.1. Chất liệu

    Bạn nên ưu tiên chất liệu cao cấp, chống gỉ sét và chống hao mòn tốt để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm. Một số chất liệu bền bỉ thường được sử dụng làm pô tăng xe đạp như thép, nhôm, sợi carbon hoặc titan.

     

    pô tăng chất liệu cao cấp
    Bạn nên lựa chọn chất liệu làm pô tăng chất liệu cao cấp để chống gì sét và hao mòn trong quá trình sử dụng.

    2.2. Kích thước thân

    Nếu muốn tìm pô tăng phù hợp với xe đạp, bạn cần xác định kích thước kẹp của stem có tương thích với kích thước ống dẫn và thanh điều khiển xe đạp hay không. Đa số xe đạp thể thao hiện nay có đường kính ống dẫn từ 1 đến 1.8 inch, riêng xe đạp leo núi là 1.5 inch.

     

    Ngoài ra, bạn hãy quan tâm thêm đường kính kẹp tay lái trong lúc chọn lựa pô tăng cho “chiến mã”. Bởi, tùy theo loại xe đạp, kích thước kẹp tay lái sẽ chênh lệch đôi chút. Ví dụ, xe đạp leo núi có đường kính 25.4 mm, xe đạp đường phố (mẫu cũ) ưu tiên đường kính 26 mm, xe đạp đường trường hoặc xe đạp leo núi (mẫu mới) chọn đường kính 31.8 mm…

     

    Xem thêm: Top 10 Phụ Kiện Không Thể Thiếu Dành Cho Dân Đạp Xe

    Khi sử dụng xe đạp, ngoài việc quan tâm giá cả, chất lượng, chế độ bảo hành thì các phụ kiện đi kèm cũng cần phải được lưu tâm. Vậy đâu là các phụ kiện không thể thiếu dành cho dân xe đạp? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới…

    2.3. Góc gốc của pô tăng

    Góc gốc thân pô tăng được đo tại trục vuông góc với ống dẫn, khi nó gắn thẳng một góc 0 độ với thân pô tăng và vuông góc với ống dẫn động. Thông thường, góc gốc pô tăng đẹp nhất trong khoảng từ 10 – 17 độ.

     

    2.4. Chiều dài thân

    Chiều dài thân là yếu tố tác động trực tiếp đến tư thế lái cầm lái. Theo đó, thân pô tăng càng dài thì khoảng cách từ vị trí yên xe đến tay lái càng xa, nên người lái cần cúi người nhiều về phía trước và ngược lại. Nhìn chung, từ 35 – 130mm là khoảng chiều dài phù hợp nhất với đa số người dùng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh độ dài tùy theo sở thích và tư thế lái mong muốn.

    Chiều dài thân pô tăng
    Chiều dài thân pô tăng ảnh hưởng đến sự thoải mái trong lúc cầm lái.

    2.5. Loại xe

    Tiếp đến đây là một yếu tố quyết định đến loại pô tăng bạn cần sử dụng: Loại xe. Ví dụ, xe đạp đường trường đòi hỏi pô tăng có khả năng chống hao mòn, chống va đập tốt và mở rộng chiều dài linh hoạt, nhằm giảm bớt căng thẳng lên vùng gân và lưng dưới. Còn xe đạp đường phố lại chuộng loại pô tăng cứng cáp, giữ thăng bằng tốt và chiều dài thân khoảng 10 – 20 mm với mục đích tăng tốc – giảm tốc nhanh chóng.

     

    2.6. Chủng loại stem

    Thân stem là bộ phận gắn kết tay lái với thành phần khung xe. Hiện nay, có 3 loại thân stem cơ bản là Threadless, Adjustable và Quill. Ngoài điểm chung là đều làm từ vật liệu không gỉ và bền bỉ thì giữa các loại có điểm khác biệt nhất định về cấu tạo và vị trí lắp đặt. Cụ thể:

     

    • Thân stem Threadless gắn trực tiếp vào ống dẫn xe đạp mà không cần ren xiết chặt.
    • Thân stem Adjustable lắp đặt ngay trên ống dẫn, nhưng có thể linh động điều chỉnh góc gốc theo nhu cầu.
    • Thân stem Quill được chèn ngay bên trong đầu ống dẫn.
    Kiểu dáng 3 loại thân stem phổ biến hiện nay.
    Kiểu dáng 3 loại thân stem phổ biến hiện nay.

    3. Chi phí mua pô tăng xe đạp bao nhiêu?

    Chi phí pô tăng dao động phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản là trọng lượng, độ cứng và vật liệu sử dụng. Chẳng hạn, thân pô tăng làm bằng thép thường có giá thành rẻ nhưng trọng lượng khá nặng. Ngược lại, trọng lượng thân pô tăng làm từ carbon hoặc titan nhẹ và cứng cáp hơn thép nhưng giá bán lại cao hơn.

     

    Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm được pô tăng xe đạp là gì và tiêu chí chọn mua pô tăng phù hợp. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn linh kiện xe đạp, bạn có thể tham khảo 3 sản phẩm pô tăng chính hãng, giá hợp lý tại Xedap.vn sau đây:

     

    Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ Hotline Xedap.vn 1800 9473 hoặc đến trực tiếp cửa hàng để nhân viên tư vấn hỗ trợ lựa chọn pô tăng tốt nhất cho chiếc xe đạp của mình nhé.

    Xem thêm

    |

    Quy định đăng bình luận

    Bài viết liên quan

    Có Nên Cho Bé Đi Xe Đạp Thăng Bằng Trước Khi Đạp Xe

    Có Nên Cho Bé Đi Xe Đạp Thăng Bằng Trước Khi Đạp Xe

    Hệ thống cửa hàng

    Xem tất cả
  • Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Shop B1-00.05, Sarimi, 72 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    123 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

    1800 9473

    9 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    10-12 Lê Quang Định, Phường 14, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Bài viết mới nhất

    Hướng dẫn lắp ráp xe đạp

  • Hướng dẫn bộ truyền động xe đạp địa hình
  • Xem thêm video
    Báo lỗi