Ngăn Ngừa Nguy Cơ Đột Quỵ Nhờ Vào Thói Quen Đạp Xe

1004 lượt xem

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, đây là bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não gặp gián đoạn hoặc suy giảm. Dù có thể chỉ diễn ra trong vài phút ảnh hưởng của bệnh có thể kéo dài đến hết phần đời còn lại của bệnh nhân. Tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn loại bệnh nguy hiểm này bằng việc có một thực đơn ăn uống đủ chất, thời gian biểu hợp lý và đặc biệt là hoạt động thể thao giữ gìn sức khoẻ. Trong các môn thể thao, đạp xe là bộ môn dễ thực hiện và rèn luyện sức khoẻ rất tốt. Tuy nhiên, liệu vậy là đủ để ngăn chặn đột quỵ? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đột quỵ - loại bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ của con người 
Đột quỵ – loại bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ của con người

1. Những điều cần biết về đột quỵ

1.1 Đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ là một bệnh cấp tính xảy ra khi máu không thể lên não, bị gián đoạn và giảm đáng kể. Khi đó, não bị đột ngột thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào có thể bắt đầu chết trong vài phút. Sự việc diễn ra khá nhanh, tuy nhiên hệ luỵ để lại rất lớn thậm chí kéo dài.  

Do đó, mọi người đều phải xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để phòng chống loại bệnh này.

Đột quỵ đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây
Đột quỵ đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây

1.2. Triệu chứng của bệnh

  • Người bệnh có thể lẫn lộn, đột nhiên cảm thấy bối rối, khó hiểu với mọi vật xung quanh.
  • Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng chính là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này tuy nhiên lại hay bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác có triệu chứng tương đồng.
  • Khuôn mặt trở nên tê cứng, khó có thể cười. 
  • Ở những bệnh nhân bị nặng, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như khó phát âm, đi lại khó khăn, thị lực giảm và các cơ bị tê liệt.

1.3 Các yếu tố có thể gây ra đột quỵ

  • Tiền sử gia đình về đột quỵ: Nếu bạn có thành viên gia đình bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ do các yếu tố về di truyền, lối sống.
  • Tiểu đường: tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu não, gián tiếp dẫn đến việc đột quỵ với các bệnh nhân.
  • Bệnh về tim: Bệnh nhân mắc các bệnh về tim như suy tim, loạn nhịp tim, bệnh van tim,… sẽ gặp khó khăn trong việc bơm máu đi khắp các cơ thể.
    Bệnh tim có thể dẫn đến đột quỵ
    Bệnh tim có thể dẫn đến đột quỵ
  • Béo phì: Việc lượng cholesterol trong cơ thể cao có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim, tiểu đường,… đây đều là những bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ đã nhắc ở trên.
  • Lối sống ít vận động: Cơ thể thường xuyên thiếu vận động làm cơ thể trở nên dần yếu đi, không đủ sức chống chọi với bệnh tật  

 

» Xem thêm: Cửa hàng phụ tùng xe đạp TPHCM

 

2. Phương pháp giảm nguy cơ đột quỵ kết hợp với việc đi xe đạp thể thao

2.1 Đi xe đạp thể thao

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần 30 phút đạp xe mỗi ngày, bạn có thể phần nào ngăn chặn được việc đột quỵ xảy ra. Vận động qua đạp xe giúp bạn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức bền và giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này giúp bạn không chỉ ngăn đột quỵ mà còn là các bệnh nguy hiểm khác.

Đạp xe thể thao mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Đạp xe thể thao mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ

2.2 Đi bộ kết hợp với đi xe đạp thể thao

Nếu bạn có thể tích hợp việc đạp xe với đi bộ mỗi ngày, điều này sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sức khoẻ đáng kinh ngạc. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa được mỡ máu, các bệnh như béo phì, xương khớp,… đặc biệt cắt được các cơn nhức đầu, mệt mỏi, … đặc biệt có lợi trong việc tránh nguy cơ đột quỵ

2.3 Tập thể dục kết hợp với việc đi xe đạp thể thao

Bơi lội là một trong những môn thể thao tốt cho cơ thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, phát triển toàn diện các cơ bắp chân tay và giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Hơn hết, bơi lội còn giúp ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch, căn chỉnh huyết áp. Hạn chế được tương đối khả năng xảy ra đột quỵ.

Việc đi xe đạp mỗi ngày đôi khi vẫn chưa đủ. Nếu bạn có thời gian, hãy tập luyện thêm các bài tập thể thao hàng ngày. Hãy vận động cơ thể, làm nóng trước khi đạp xe. Việc này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh được những tổn thương không đáng có trong quá trình đạp xe.

3. Đi xe đạp thể thao như thế nào cho đúng 

3.1 Chuẩn bị gì trước khi đạp xe

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ mang theo khi đạp xe. Chọn quần áo thích hợp, không nên mặc những bộ quần áo quá bó, thấm hút mồ hôi làm cơ thể khó thở. Trang bị đầy đủ nước để tránh tình trạng mất nước khi đạp xe. 
  • Khởi động cơ thể cùng các bài tập cần thiết để làm nóng cơ thể, tránh bị thương trong quá trình đạp xe.
    Chuẩn bị đầy đủ nước khi đạp xe
    Chuẩn bị đầy đủ nước khi đạp xe

3.2 Tư thế khi đi xe đạp thể thao

Đi xe đạp bạn nên điều chỉnh tư thế của mình, không nên cúi đầu thấp hay khom lưng vì điều này sẽ làm cho cơ thể nhức mỏi. Một điều quan trọng hơn là bạn nên chọn xe có kích thước chuẩn để dáng ngồi được cải thiện, từ đó tránh được việc đau nhức xương khớp khi ngồi sai tư thế.

3.3 Độ cao yên xe đạp thể thao

Việc căn chỉnh yên xe đạp là việc cần thiết đối với tất cả mọi người theo đuổi môn thể thao này. Việc này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đạp xe. Bạn cần chỉnh phù hợp với chiều cao của bản thân để việc đạp xe trở nên hiệu quả.

Một trong những cách thức đơn giản nhất nhận biết việc liệu yên xe có phù hợp hay chưa ở việc bạn phải có tư thế ngồi thoải mái, 2 tay dễ dàng chạm xuống đất, 2 chân thả lỏng, mũi bàn chân vừa chạm đất.

Hướng dẫn cách chỉnh yên xe đạp
Hướng dẫn cách chỉnh yên xe đạp

3.4 Tốc độ đi xe đạp thể thao

Việc đạp xe phải có lịch tập luyện, cường độ tập rõ ràng qua các ngày. Không phải cứ đạp nhanh, quãng đường dài thì sẽ tốt.  Khi mới bắt đầu, bạn cần đạp chậm để cơ thể được thích nghi và tăng tốc dần sau đó để thích nghi và giữ được sức. Bạn cũng không nên đạp xe quá lâu, vừa không giúp ích cơ thể mà còn gây hại.

Trên đây là những việc bạn nên lưu ý khi đạp xe để phòng tránh bệnh đột quỵ. Còn chần chờ gì nữa mà không mua ngay một chiếc xe phù hợp để bắt đầu việc luyện tập ngay hôm nay.

 

» Xem thêm: Của hàng xe đạp trẻ em Hà Nội

 

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào