Bộ Đề Xe Đạp Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của Nó

3495 lượt xem

Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe đạp ngày càng tăng cao nên các nhà công nghiệp đã cải tiến xe đạp mới mẻ hơn bằng cách lắp đặt thêm bộ đề xe đạp. Vậy bạn có biết bộ đề xe đạp là gì không? Bộ phận này đem lại lợi ích gì? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

 

1. Bộ đề xe đạp là gì?

Bộ đề xe đạp được hiểu đơn giản là một hệ thống truyền tải động có trên nhiều loại xe đạp hiện nay như: xe đạp thể thao, xe đạp địa hình, xe đạp trẻ em, xe đạp đề, xe đạp số… bộ phận này sẽ giúp người đạp có thể dễ dàng thay đổi lực đạp xe từ nặng qua nhẹ hoặc ngược lại để dễ dàng di chuyển từng loại địa hình phù hợp.

 

Cấu tạo của bộ đề xe đạp gồm các phần chính sau đây:

 

1.1. Tay đề

Đầu tiên là tay đề xe đạp sẽ được lắp đặt ở vị trí ngay phần tay lái của xe đạp, cho phép người sử dụng và điều khiển bộ đề.

 

Tay đề xe đạp bao gồm có: Tay đề trái và tay đề phải. Mỗi một bên tay đề sẽ có những tác dụng khác nhau. Tay đề trái có nhiệm vụ di chuyển xích từ dĩa này sang dĩa khác của xe đạp, tay đề phải có tác dụng để chuyển phần xích từ líp này lên líp khác.

 

Tay đề
Tay đề xe đạp

1.2. Dây đề

Dây đề được ví như “bộ não” của bộ đề xe đạp vì đây sẽ là nơi cung cấp toàn bộ sức mạnh cho bộ đề. Nhờ có bộ phận này mà lực được truyền từ tay đề đến cả đề trước, sau đều có thể theo yêu cầu của người điều khiển.

 

Dây đề
Dây đề

1.3. Đề trước sau

Phần cuối cùng của bộ đề xe đạp chính là đề trước và đề sau.

 

Ở đề trước: Khi tay đề trái kéo căng phần dây đề lên hoặc thả phần dây đề xuống, thì cần đề xe sẽ di chuyển theo đó đẩy dây xích kéo lên trên hoặc xuống dưới một cách nhẹ nhàng.

 

Ở đề sau: Đề sau nhận nhiệm vụ di chuyển các xích giữa các líp với nhau một cách chính xác và tạo sự nhịp nhàng. Ngoài ra, tại trên đề sau còn có rất nhiều ốc vít với chức năng để điều chỉnh giới hạn của líp nhỏ nhất và lớn nhất không cho sên bị trượt ra ngoài (xảy ra trường hợp tuột sên).

 

2. Nguyên lý hoạt động

Bộ đề xe đạp hay còn được gọi là bộ chuyển tốc. Tay đề nằm bên trái gọi là bộ chuyển tốc đĩa, bộ này có 3 tốc độ có vai trò chính quyết định tốc độ khi đạp xe như sau:

 

  • Đĩa số 1 (đĩa nhỏ): được dùng để di chuyển cho loại địa hình có dốc cao, đạp nhẹ xe di chuyển nhịp nhàng.
  • Đĩa số 2 (đĩa vừa): được dùng ở xe đạp đường phố, xe di chuyển với tốc độ vừa ddue không quá nhanh cũng không quá chậm.
  • Đĩa số 3 (đĩa lớn): dùng cho các bạn đam mê tốc độ muốn đi nhanh hoặc khi tập luyện thể thao.
Đĩa của xe đạp
Đĩa của xe đạp

Tay đề nằm bên tay phải được gọi là bộ chuyển tốc líp. Bộ này thường có 7 tốc độ với mục đích khác nhau khi di chuyển. Khi sử dụng, bạn nên kết hợp đề líp và đề đĩa tương ứng như sau:

  • Đĩa số 1: được sử dụng tương ứng với líp số 1, số 2, 3. Tạo ra chế độ đạp nhẹ, xe di chuyển chậm ở những nơi có có dốc cao. ( nên sử dụng cho xe đạp địa hình, xe đạp thể thao nữ, xe đạp thể thao nam)
  • Đĩa số 2: được sử dụng tương ứng với líp số 3, số 4, 5. Tạo ra chế độ đạp thường.
  • Đĩa số 3: được sử dụng tương ứng với líp số 5, số 6,7. Tạo ra chế độ đạp chậm rãi lấy đà để xe đạp tăng tốc.
Xem thêm: 5 Mẹo Giúp Xe Đạp Của Bạn Chạy Nhanh Hơn

Bạn muốn tăng tốc cho chiếc xe đạp của mình nhưng chưa biết cách nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây giúp bạn bỏ túi 5 mẹo đơn giản, hữu ích và cải thiện tốc độ xe đạp thể thao của bạn lên đáng kể. Sử dụng áp suất…

3. Cách điều chỉnh bộ đề

Đầu tiên để chỉnh được bộ đề xe đạp nhất là bộ đề sau, bạn cần kiểm tra toàn bộ vị trí ở phần vỏ dây đề xem có đúng quy định hay không, có bị vặn chéo hay không, để không xảy ra nguy hiểm trong quá trình di chuyển.

 

Để căn chỉnh đề trước, bạn cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng xem toàn bộ vỏ dây đề có đúng vị trí hay không, có bị vặn xoắn hay không.

 

Tiếp theo, thực hiện xoay tay đề trái để có thể chuyển đề trước về đĩa nhỏ nhất. Sau đó xoay tay đề phải để có thể chuyển đề sau về líp lớn nhất. Cuối cùng bạn quay đùi đĩa vài vòng cùng một chiều để cho dây xích xe đạp và líp khớp nhau.

 

Sau khi đã quay đùi đĩa xong, hãy kiểm tra xem thanh gạt xích và xích ở bộ đề trước có đụng nhau không.

 

Tiếp đó, bạn lại xoay tay đề trái để chuyển đề phần trước về đĩa to nhất. Tiếp theo xoay tay đề phải để chuyển đề sau về líp nhỏ nhất. Tiếp theo vẫn thực hiện cũng quay đùi đĩa vài vòng để kiểm tra xem xích và líp khớp nhau không.

 

Sau khi xích và líp đã khớp với nhau, bạn hãy kiểm tra xem xích và thanh gạt xích ở bộ đề trước có đụng nhau hay không. Nếu có, hãy chỉnh con ốc có chữ H để cho khoảng cách giữa xích và mép phải 2mm. Trong lúc chuyển giữa các đĩa, nếu bạn có cảm giác các đĩa không sang được hết thì hãy kiểm tra và chỉnh lại độ căng của dây đề.

 

4. Những lưu ý

4.1. Vị trí tay bấm

Khi sử dụng bộ đề xe đạp chúng ta nên lưu ý. Tay bấm phải có tác dụng chuyển líp sau cho xe đạp và tay bấm trái có tác dụng chuyển dĩa trước cho xe đạp.

 

4.2. Lựa chọn bộ dĩa và líp phù hợp

Tùy vào nhu cầu sử dụng và địa hình bạn muốn đạp xe mà nên có sự lựa chọn về bộ phận dĩa và líp cho phù hợp với lực đạp của chân, khi đó lực đạp sẽ đem lại sự thoải mái nhẹ nhàng không quá nặng.

 

Dĩa và líp
Dĩa và líp

4.3. Quy tắc sang số

Quy tắc sang số là một quy tắc rất cần thiết, vì nếu bạn muốn di chuyển từ địa hình thường sang địa hình dốc cao thì bắt buộc phải sang số phù hợp. Nếu không nắm rõ quy tắc sang số sẽ gây nguy hiểm trong quá trình đạp xe.

 

Xem thêm: 13 kỹ thuật đạp xe leo dốc chuẩn, không mệt bạn nên biết

Đạp xe leo dốc có yêu cầu cao về kỹ thuật và sức bền. Do đó, để đạp xe không mệt bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật. Trong bài viết sau, Xedap.vn sẽ gợi ý cho bạn 13 kỹ thuật đạp xe leo dốc chuẩn, cho bạn dễ dàng…

4.4. Tránh tình trạng sên chéo

Trước khi sử dụng xe đạp bạn nên kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận nhất là dây sên, vì nếu sên bị chéo hoặc bị lệch sẽ gây khó khăn và nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Bạn nên lựa chọn thiết lập phần đĩa và líp tối ưu để hạn chế tình trạng này xảy ra. .

 

4.5. Cần chuyển số trên bộ đề

Cần chuyển số là một bộ phận rất nhạy cảm tạo nên các lực di chuyển khác nhau. Vì vậy bạn phải thuộc lòng các quy tắc chuyển số, để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các líp và hạn chế tình trạng xích bị trượt ra bên ngoài, gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển bằng xe đạp.

 

Kiểm tra sên xe đạp
Kiểm tra sên xe đạp

Qua bài viết mà chúng tôi cung cấp phía trên , hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bộ đề xe đạp cũng những lưu ý cần thiết khi sử dụng xe đạp. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết hấp dẫn tiếp theo nhé!

 

Đừng quên Like trang fanpage XEDAP.VN hoặc truy cập website https://xedap.vn để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương trình khuyến mãi nhé! 

 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800 9473

 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG

Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch
Shop B1-00.05, Sarimi, 72 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 1800 9473
Giờ mở cửa: 8 AM – 9 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh
123 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
SĐT: 1800 9473
Giờ mở cửa: 9 AM – 9 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Xedap.vn Lê Quang Định – Bình Thạnh
10-12 Lê Quang Định, Phường 14, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 1800 9473

Giờ mở cửa: 8 AM – 8 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào