Đạp xe là một loại hình thể giúp tăng cường sức khỏe và phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng phụ nữ mang thai có nên lựa chọn bộ môn này để luyện tập hay không? Hãy cùng nhau khám phá câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ trong thai kỳ vẫn luôn được các bác sĩ khuyến khích luyện tập những môn thể thao nhẹ nhàng nhằm giúp ích cho quá trình sinh nở được thuận lợi hơn. Đi xe đạp sẽ là một bộ môn phù hợp bởi nó sẽ giúp cho người có bầu giảm stress tốt hơn, cải thiện tâm trạng để mẹ bầu luôn có một tinh thần thoải mái nhất.
Ngoài ra, đạp xe thể thao còn giúp thai phụ thư giãn các cơ và khớp xương, giảm thiểu bệnh đái tháo đường cũng như cải thiện nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, quá trình sinh nở cũng sẽ thuận lợi hơn và em bé cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: 8 Sai Lầm Cơ Bản Dễ Mắc Phải Khi Đạp Xe?
Nếu là người yêu thích đạp xe và muốn nâng cao sức khỏe nhờ vào đó thì bạn cần phải nắm chắc những sai lầm cơ bản khi đạp xe để tránh những tổn thương không đáng có. Dưới đây là những sai lầm mà bạn có thể đang mắc…
Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang bầu nên vận động đúng cường độ đạp xe để giảm nguy cơ tăng huyết áp bởi đạp xe sẽ không tạo quá nhiều lực lên chân khiến nguy cơ mắc bệnh này cũng được giảm xuống.
Đạp xe nhẹ nhàng giúp cơ thể các sản phụ cải thiện sự đề kháng insulin tốt hơn, đường huyết ổn định hơn và sẽ tránh đường nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Đau lưng, mệt mỏi và táo bón là những hiện tượng thường gặp phải ở phụ nữ mang thai. Việc đạp xe nhẹ nhàng, đúng cường độ sẽ giúp các bộ phận trên cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng hơn, linh hoạt hơn. Từ đó, các triệu chứng trên cũng sẽ được hạn chế tốt hơn.
Đạp xe sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn nhờ khả năng bơm máu cho tim của cơ thể được hoạt động tốt hơn. Từ đó, sức bền cũng như sức chịu đựng của các bà mẹ sẽ được tăng cường, giúp cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ hơn.
Đạp xe trong thời kỳ mang thai không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho người mẹ mà ngay cả đứa con trong bụng cũng sẽ có những lợi ích tích cực riêng. Việc thai phụ đạp xe đúng cường độ theo chỉ định của bác sĩ thường xuyên sẽ giúp đứa trẻ trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh hơn về hệ thần kinh cũng như sức đề kháng của các bé cũng được sẽ nâng cao.
Xem thêm: Ăn uống trước khi đạp xe cần lưu ý gì? 6 điều cần biết
Để có một buổi tập luyện xe đạp tràn đầy hứng khởi, thì ngoài kỹ thuật bạn còn cần chuẩn bị cho mình một thực đơn dinh dưỡng thật đầy đủ. Vậy người đạp xe nên và không nên ăn gì? Nghỉ bao lâu sau khi ăn mới được đạp…
Vận động trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết, tuy nhiên, thai phụ nên tìm hiểu và chú ý đến một số vấn đề sau trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh gặp những bất lợi không đáng có do cơ thể thai phụ lúc này sẽ rất nhạy cảm với việc vận động mạnh.
Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau, đặc biệt đối với thai phụ sẽ càng nhạy cảm hơn. Cho nên khi mang thai, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về lộ trình luyện tập sao cho phù hợp và an toàn cho cả sức khỏe của người mẹ lẫn đứa trẻ trong bụng.
Dựa vào lời khuyên và tư vấn của bác sĩ, thai phụ nên sắp xếp cho mình một kế hoạch rõ ràng về thời gian luyện tập và cường độ luyện tập. Đặc biệt, tuyệt đối không nên đạp xe với cường độ cao và tốc độ nhanh vì việc này không an toàn đối với phụ nữ khi mang thai.
Việc luyện tập quá sức, không lắng nghe cơ thể sẽ khiến sức khỏe của các mẹ và bé gặp bất lợi. Vì vậy, ở thời kỳ đầu quá trình luyện tập, đặc biệt là khi đang mang thai tháng đầu, bạn chỉ nên luyện tập trong khoảng 10 phút, sau đó từ từ tăng thời gian lên sao cho cường độ phù hợp với thể trạng.
Việc khởi động nhẹ nhàng với các bài tập như xoay khớp cổ tay, cổ chân, xoay hông hay duỗi nhẹ cơ thể rất cần thiết đối với người tập luyện thể thao bình thường. Vì vậy, điều này sẽ lại càng đặc biệt quan trọng hơn với phụ nữ mang thai để tránh những chấn thương cơ thể không đáng có, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.
Trong quá trình tập luyện đạp xe, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, thai phụ nên dừng lại và điều chỉnh lại kế hoạch tập luyện sao cho hợp lý với cơ địa của bản thân. Không nên nôn nóng tập luyện quá sức, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Phụ nữ mang thai khi tập luyện nên đi cùng với người thân hoặc bạn bè để theo dõi quá trình luyện tập, tránh để thai phụ quá sức. Ngoài ra, nếu không may xảy ra tình huống bất ngờ, người thân sẽ ở bên cạnh để giải quyết kịp thời, đảm bảo an toàn cho thai phụ.
Vừa rồi là một vài những lợi ích cũng như những lưu ý cho phụ nữ khi luyện tập trong quá trình mang thai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn cũng như gia đình.
Đừng quên Like trang fanpage XEDAP.VN hoặc truy cập website https://xedap.vn để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương trình khuyến mãi nhé!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800 9473
|