Đạp Xe Có Giúp Cải Thiện Xương Khớp Không?

3640 lượt xem

‘Đi xe đạp có tốt cho xương khớp không?’ Đây là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt những ai đang có vấn đề về xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về việc luyện tập đi xe đạp có tốt cho xương khớp hay không? Cùng Xedap.vn tìm hiểu nhé! 

1. Người bệnh xương khớp có nên đạp xe không?

Bệnh xương khớp có thể xảy đến với mọi lứa tuổi từ già đến trẻ. Đau xương khớp khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn nhất là vào thời tiết giao mùa. Một số nguyên nhân chính của bệnh xương khớp là từ việc vận động quá sức, béo phì, bị chấn thương trước đó hoặc do đến tuổi lão hóa. 

Xem thêm: Đạp xe đạp có tác dụng gì? 10 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Hiện nay, đạp xe đạp là một bài tập rèn luyện thể chất đơn giản được nhiều người yêu thích. Vì đạp xe mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy bạn có tò mò muốn biết đạp xe có tác dụng gì không? Cùng tìm…

Người có bệnh đau xương khớp vẫn có thể đạp xe đạp để cải thiện sức khỏe

Theo chia sẻ từ nhiều bác sĩ trong ngành, người bị bệnh xương khớp hoàn toàn có thể đi xe đạp nếu biết cách rèn luyện đúng khoa học. Việc đạp xe thường xuyên giúp kích thích khớp xương tiết ra hoạt chất bôi trơn, tăng sản sinh chất nhờn tốt cho việc phục hồi. Tuy nhiên bạn cần điều chỉnh cường độ, tốc độ đạp xe phù hợp với sức khỏe bản thân. 

2. Những trường hợp về xương khớp không nên đạp xe

Việc đạp xe đúng cách mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhất là người mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên một số trường hợp theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa không nên đạp xe.

Một trong số đó sẽ là:

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bạn cần điều trị dứt điểm căn bệnh này trước khi luyện tập bất cứ môn thể thao nào. Để tránh tổn thương sau khi khỏi bệnh cần được tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn môn tập cho phù hợp.

 

Sưng tấy nặng do bệnh gout: Bệnh gout thường gặp ở người già hoặc người dùng nhiều bia rượu. Thường vùng chân sẽ bị sưng tấy do đó tuyệt đối không nên đạp xe khi bị gout. Hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn cho việc luyện tập theo chế độ riêng nhằm phục hồi các ổ khớp này tốt nhất. 

3. Lợi ích của việc đạp xe tốt cho xương khớp

Quá trình vận động, đạp xe đạp đúng cách mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh về xương khớp. Đầu tiên giúp cơ bắp săn chắc, khỏe hơn. Đạp xe thường xuyên, đúng cường độ hỗ trợ quá trình lưu thông máu, tăng sinh chất nhờn ở khớp gối, tăng sự đàn hồi, dẻo dai. Sau một thời gian cơ thể bạn sẽ được hồi phục nhanh chóng, có hệ gân kheo, cơ mông, bắp chân thon gọn hơn.

Cơ bắp và xương khớp khỏe mạnh hơn khi đạp xe mỗi ngày

Xương khớp chắc khỏe hơn, cơ thể nhanh nhẹn hơn. Động tác đạp xe sẽ tác động trực tiếp đến các vùng khớp gối, tiết chất nhờn, giảm đau hiệu quả. Đồng thời duy trì sức bền cho cơ thể nếu bạn luyện tập sau thời gian dài và biết cách nâng cao bài tập đúng chuẩn.

Một số lợi ích khác của việc đạp xe như:

  • Giảm tối đa hàm lượng Cholesterol xấu còn tồn động ở các khớp, hạn chế béo phì, thừa cân.
  • Giúp tư tưởng được thoải mái, không căng thẳng, sống tích cực hơn.
  • Tận dụng sức mạnh cơ bắp, hạn chế tác động lực lớn lên khung xương khớp
  • Điều trị được nhiều triệu chứng khác như đau khớp gối, đau nhức bàn chân hay đau mỏi khớp vai.
  • Giảm tình trạng mắc các căn bệnh liên quan đến huyết áp, thiếu máu não, tim mạch hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm: Đi Xe Đạp Và Lợi Ích Trong Việc Chống Ung Thư

Đi xe đạp là một trong những bộ môn thể thao hằng ngày có tác dụng hữu hiệu trong việc nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Mặc dù dễ luyện tập và không quá mất sức nhưng lợi ích của loại hình thể thao…

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi đạp xe đối với người có bệnh về xương khớp

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

Việc luyện tập xe đạp có thể bắt đầu từ những cường độ tập thấp đến cao. Thời gian trung bình từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi lần đạp xe. Tuy nhiên với những người có bệnh nền cần hỏi ý kiến bác sĩ trước tránh trường hợp xấu xảy ra. 

Với những người bị viêm khớp nhiễm khuẩn, bị sưng khớp, sưng tấy chân tay, bị gout cần được bác sĩ thăm khám trước khi bắt đầu tập bất cứ môn thể thao nào. Đặc biệt với đối tượng bị tim mạch, huyết áp, thiếu máu não hay những bệnh lý nguy hiểm khác nên có người đồng hành khi tập luyện, tập theo bài tập trị liệu riêng.

Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe

Muốn quá trình đạp xe mang lại hiệu quả cao chắc chắn bạn cần chuẩn bị kỹ từ thiết bị hỗ trợ đến sức khỏe, tâm trạng hiện tại. Một số điều bạn nên quan tâm là: 

Lựa chọn giày thể thao mềm, kích thước vừa chân, không chọn giày quá rộng hay quá chật

Chọn quần áo tập thoải mái, ưu tiên chất cotton mát, thấm hút mồ hôi. Không mặc bộ quá cứng, quá chật bó làm hạn chế quá trình máu lưu thông

Vận động, thư giãn cơ thể từ 10-15 phút trước khi bắt đầu tập luyện

Tâm trạng luôn thoải mái, thả lỏng trước giờ đạp xe

Mang theo đủ nước, thuốc với những người bị bệnh tim phòng trừ trường hợp lên cơn đau tim đột ngột

Đạp xe đúng tư thế, lưng thẳng, vai thả lỏng. Lực đạp cần được phân phối đều, không dồn áp lực lên bất cứ vùng khớp nào trên cơ thể

Chuẩn bị thật kỹ trước khi đạp xe giúp bạn có thể hạn chế chấn thương cho xương khớp tốt nhất

Đạp xe chậm rãi với tần suất hợp lý

Trong ngày đầu tiên, người bệnh xương khớp nên đi xe đạp trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Ở tuần đầu, chỉ nên tập với tần suất 5 lần/tuần. Những tuần kế tiếp có thể thực hiện mỗi ngày và không quá 30 phút cho một bài tập.

Trước khi bắt đầu đạp xe, hãy bắt đầu chậm rãi từ đến 5 đến 7 phút đầu tiên thay cho việc khởi động các khớp gối. Cơ thể bạn dần nóng lên, quen với bài tập và dễ dàng đạt cường độ cao hơn khi cần thiết. 

Đạp xe chậm rãi với tốc độ và tần xuất hợp lý giúp cải thiện sức khỏe cho xương khớp

Riêng với người đau xương khớp, hạn chế đạp xe với tốc độ nhanh, đạp xe thời gian quá dài. Hãy di chuyển chậm, vừa sức, cân đối với sức khỏe bản thân. Điều này giúp cơ thể bắt nhịp với cường độ tập tốt hơn, không bị cơn đau tái phát, không ảnh hưởng đến nhiều vùng khớp bị viêm nhiễm nặng hơn.

Khớp sưng tấy, tê cứng nên ngừng thực hiện bài tập

Khi luyện tập khiến sưng tấy khớp, tê cứng chân tay đột ngột hãy dừng tập ngay, thả lỏng cơ thể, tập một số động tác giãn cơ. Cơ thể cần được nghỉ ngơi, hồi phục để sức khỏe được lấy lại, giảm đau nhức nhanh chóng và tránh tình trạng nặng hơn. Bạn nên đến bệnh viện sau đó để được thăm khám từ bác sĩ.

Lựa chọn thời điểm đạp xe hợp lý

Theo nghiên cứu, đạp xe vào buổi sáng sớm hay chiều tối là lý tưởng nhất. Đây là thời điểm mát mẻ trong ngày, nhất là buổi sáng. Không khí trong lành, hạn chế tắc đường, tai nạn giúp tinh thần của bạn thoải mái, thư giãn nhất khi đạp xe thể dục.

Nên có người đồng hành cùng mình

Việc đạp xe chặng đường hơn 1 giờ đến 2 giờ sẽ vui vẻ, thoải mái hơn nếu bạn có người đồng hành. Bạn sẽ có động lực hơn, việc luyện tập trở nên nhẹ nhàng hơn. Với những người có bệnh nền nên có người đồng hành tránh những trường hợp xấu không kịp xử lý xảy ra. 

Nên chọn bạn đồng hành hợp ý để duy trì thói quen đạp xe

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề đạp xe có giúp cải thiện vấn đề xương khớp không? Hi vọng bạn sẽ bỏ túi được những thông tin và lưu ý khi tập luyện cùng bộ môn đạp xe để mang lại kết quả tốt nhất cho xương khớp và giúp xương khớp ngày càng khỏe mạnh và dẻo dai.

 

Đừng quên Like trang fanpage XEDAP.VN hoặc truy cập website https://xedap.vn để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương trình khuyến mãi nhé! Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800 9473

 

» Xem thêm: Địa chỉ mua xe đạp uy tín ở Hà Nội

 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG

Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch
Shop B1-00.05, Sarimi, 72 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 1800 9473
Giờ mở cửa: 8 AM – 9 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh
123 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
SĐT: 1800 9473
Giờ mở cửa: 9 AM – 9 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Xedap.vn Lê Quang Định – Bình Thạnh
10-12 Lê Quang Định, Phường 14, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 1800 9473

Giờ mở cửa: 8 AM – 8 PM (Thứ 2 – Chủ Nhật)

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào