Bỏ Túi Ngay Những Cách Chống Đạp Xe Mỏi Chân Này

1644 lượt xem

Bỏ túi ngay những cách chống đạp xe mỏi chân này

Việt Nam đã “mở cửa” trở lại với trạng thái xã hội “bình thường mới”, đạp xe là hoạt động thể chất được đa số mọi người lựa chọn khi thời gian giãn cách kết thúc. Đạp xe phù hợp với mọi độ tuổi, mọi giới tính và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Bài viết dưới đây sẽ mách cho các bạn 8 cách đạp xe không mỏi chân, hãy cùng theo dõi nhé!

  1. Điều chỉnh yên xe phù hợp tư thế
Yên xe phải ở độ cao phù hợp với độ dài chân người sử dụng
Yên xe phải ở độ cao phù hợp với độ dài chân người sử dụng

Việc điều chỉnh yên xe đạp phù hợp với tư thế sẽ giúp bạn tránh những chấn thương không đáng có, tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả luyện tập cao và đặc biệt là khắc phục được tình trạng mỏi chân. Vì thể trạng, độ dài chân tay của mỗi người là khác nhau nên độ cao của yên xe cũng khác nhau. Điều chỉnh cho chân dưới mở đủ độ rộng và không bị co gập. Chân cong hoặc duỗi quá thẳng sẽ khiến bạn nhanh bị mỏi chân. Không chỉ khắc phục được mỏi chân mà việc điều chỉnh yên xe còn giúp hạn chế đau lưng, đau vai và các nhóm cơ có liên quan khác.

2. Ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi đúng sẽ giúp các bạn giảm cảm giác mỏi chân
Tư thế ngồi đúng sẽ giúp các bạn giảm cảm giác mỏi chân

Bên cạnh độ cao của yên xe thì tư thế ngồi phù hợp khi đạp xe cũng là một phần giúp các bạn giảm được cảm giác mỏi chân. Tư thế ngồi ảnh hưởng trực tiếp đến lưng, hông và mông. Nếu ngồi sai tư thế rất có thể bạn sẽ bị đau lưng, đau hông và thậm chí ảnh hưởng đến cột sống. Bạn hãy giữ lưng luôn thẳng, nghiêng nhẹ về phía trước để trọng lực được phân bổ đều xuống vai và ngực. Trong lúc đạp xe, bạn cũng nên giữ cho khuỷu tay hơi cong cong, tránh tạo áp lực cho tay, làm tay đỡ căng và mỏi. Bạn có thể mang thêm găng tay để cầm nắm ghi đông êm ái hơn. Cuối cùng, bạn nên giữ đùi và ống chân luôn ở một góc 90 độ, sẽ rất tốt cho phần hông và xương chậu. Kết hợp 3 động tác trên sẽ giúp bạn đạp xe mà không cảm thấy mỏi chân.

3. Đạp xe bằng lòng bàn chân

Đặt bàn đạp tiếp xúc chính giữa lòng bàn chân, kết hợp nâng lên hạ xuống một cách nhịp nhàng sẽ giúp xoa bóp nhiều huyệt đạo tập trung ở lòng bàn chân giúp giảm tình trạng mỏi chân khi đạp xe. Bạn cũng không nên dùng lực quá mạnh khi đạp sẽ khiến chân nhanh bị mỏi và đau.

4. Duy trì nhịp thở

Nhịp thở cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được cảm giác mỏi chân khi đạp xe. Duy trì nhịp thở đều đặn sẽ cung cấp đủ oxy trong quá trình trao đổi chất, tránh được đau dạ dày và co bóp bụng khi đạp xe quá sức. Nếu có thể bạn hãy tập hít thở bằng bụng sẽ giúp tăng hiệu quả của việc đạp xe. Bạn hãy tập hít thở trong một quãng đường ngắn trước khi tăng dần mức độ tập luyện. Nhịp thở đều đặn không bị đứt hơi cũng giúp bạn tránh được cảm giác mỏi chân.

5. Không đạp xe quá sức

Đạp xe quá sức làm tăng cảm giác mỏi chân
Đạp xe quá sức làm tăng cảm giác mỏi chân

Bên cạnh luyện tập thì chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ quyết định đến cảm giác mỏi chân nhiều hay ít. Thực tế thì đạp xe quá sức sẽ gây hại đến sức khoẻ của bạn, cụ thể: thay đổi nhịp tim, suy giảm miễn dịch, chán ăn hoặc nặng hơn có thể dẫn đến những chấn thương không đáng có. Nếu đạp xe quá sức thì quá trình nghỉ ngơi của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, trạng thái mỏi cơ sẽ tồn tại cả ttong giấc ngủ. Nếu mới bắt đầu bạn chỉ nên đạp xe trong khoảng 30′ và nghỉ ngơi khi cảm thấy mỏi. Sau đó nâng dần lên phù hợp với thể trạng của từng người.

6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn giảm hẳn cảm giác mỏi chân
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn giảm hẳn cảm giác mỏi chân

Bạn có cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp cả trước và sau khi luyện tập. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi tập khoảng 60′ bổ sung các thực tập lỏng, dễ tiêu hoá như cháo, ngũ cốc, nước ép hoa quả và trước khi tập khoảng 2-4 giờ bạn không nạp các loại thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Vì thức ăn khi vào cơ thể cũng có cần thời gian để chuyển hoá thành năng lượng, phục vụ các hoạt động cần thiết. Nếu ăn quá sát giờ có thể gây ra tình trạng đầy bụng, sốc hông. Sau khi tập bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, carbohydrate, protein và anthocyanin trong dâu tây sẽ giúp bạn giảm viêm và đau khớp.

7. Bổ sung nước

Đừng quên bổ sung nước kịp thời cho cơ thể khi đạp xe
Đừng quên bổ sung nước kịp thời cho cơ thể khi đạp xe

Để giảm tình trạng mỏi chân khi đạp xe thì chúng ta nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể cả trước, trong, và sau khi đạp xe vì 70% cơ thể con người là nước. Khi đạp xe sẽ hao hụt một lượng nước nhất định trong cơ thể, bổ sung nước sẽ giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, ngăn ngừa tình trạng chuột rút, ổn tình trạng các nhóm cơ bắp, đảm bảo các cơ vẫn được cung cấp đủ nước và oxy, tránh được tình trạng mỏi chân. Bạn nên uống loại nước có các chất điện giải như kali, natri, khoáng …. và tránh uống nước lạnh trực tiếp sẽ có hại cho dạ dày.

8. Hãy có cho mình một người bạn đồng hành

Bộ môn thể thao nào cũng nên có một người bạn đồng hành và đạp xe cũng vậy. Có người cùng nói chuyện trên những cung đường đi qua, tâm sự về những mẩu chuyện vừa gặp phải cũng giúp bạn quên đi cảm giác mỏi chân. Cùng nhau cố gắng vượt qua những lúc nản lòng, cùng nhau vượt qua những con đường khó khăn quả thật là những cảm xúc khó tả.

Trên đây là 8 cách giúp bạn đạp xe chống mỏi chân. Đừng quên áp dụng trong quá trình đạp xe của bạn nhé!

 

» Xem thêm: Của hàng xe đạp trẻ em Hà Nội

 

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào