Bị Thoái Hoá Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không ?

2446 lượt xem

Bệnh thoái hóa khớp gối có được đạp xe hay không đang là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay. Tập thể thao bằng phương pháp đi xe đạp đang là một bộ môn thể thao được tất cả mọi người ưa chuộng. Tuy vậy để có thể biết được bệnh thoái hóa khớp gối có được đạp xe hay không, thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé! 

 

Người bệnh xương khớp có nên đạp xe không?

Bệnh xương khớp là tình trạng rất thường xuyên xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong đó bệnh thoái hóa khớp gối sẽ khiến bạn khó di chuyển, gặp các cơn đau nhức dữ dội, sưng đỏ hoặc viêm nhiễm rất dễ xảy ra. 

Xem thêm: Có Nên Đạp Xe Khi Cao Huyết Áp ?

Cao huyết áp là một tình trạng bệnh nguy hiểm, kéo dài dai dẳng mà người bệnh cần phải điều trị suốt đời bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh. Thêm vào đó, người mắc bệnh huyết áp cao nên tự hình thành cho mình thói quen tham…

Người bị bệnh thoái hóa khớp gối
Người bị bệnh thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân chính của tình trạng này thường do vận động quá sức, bị béo phì, bị chấn thương do tai nạn hoặc do lão hóa.

 

Những người có bệnh thoái hóa khớp gối thường đặt ra câu hỏi là người bệnh xương khớp có nên đạp xe không? Các bác sĩ chuyên môn chia sẻ , người bệnh xương khớp hoàn toàn có thể đi xe đạp với một cường độ hợp lý, điều này sẽ giúp kích thích bôi trơn các khớp từ đó hỗ trợ hoạt động điều trị và phục hồi tổn thương. 

 

Đạp xe chữa thoái hoá khớp gối vì thế bạn nên sử dụng phương pháp đạp xe để giúp xương khớp hoạt động tốt hơn. 

 

Những trường hợp về xương khớp không nên đạp xe

Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ như người bệnh về  xương khớp cũng cần lưu ý với trường hợp sau sẽ không nên đi xe đạp:

 

  • Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Nếu mắc phải trường hợp này, người bệnh nên thực hiện quá trình điều trị xương khớp theo sự hướng dẫn của bác sĩ đến khi hết bênh hoàn toàn thì mới được đi xe đạp.
  • Bị sưng tấy nặng do bệnh gout: Khi mắc bệnh này thì người bệnh nên dùng nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sau khi hồi phục nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề có nên đi xe đạp để cải thiện và rèn luyện sức khỏe hay không.
    Bệnh gout
    Bệnh gout

Lợi ích của việc đạp xe tốt cho xương khớp

Lợi khi đạp xe đạp
Lợi khi đạp xe đạp

Người bệnh xương khớp, điển hình là bệnh thoái hóa khớp gối nên thường xuyên áp dụng phương pháp rèn luyện sức khỏe bằng việc khi đi xe đạp. Vì việc này sẽ mang đến một số lợi ích như sau:

 

  • Thúc đẩy nhanh chóng quá trình lưu thông máu. Vì trong quá trình đạp xe sẽ giúp bạn chuyển hóa chất dinh dưỡng đến các cơ quan để khớp xương nhận đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết.
  • Khi đạp xe kết hợp cùng ngắm nhìn quang cảnh sẽ mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho người bệnh. Khi đã giảm hiện tượng căng thẳng thần kinh sẽ giúp bạn nhanh chóng được bớt bệnh. 
  • Đạp xe sẽ giúp ngăn chặn tình trạng béo phì và thừa cân 
  • Hạn chế và giảm áp lực ở hệ thống xương khớp và tăng cường sức mạnh vượt trội cho cơ.
  • Nâng cao sự đàn hồi, linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp. 
  • Hỗ trợ và điều trị các triệu chứng của  hiện tượng của bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người, hạn chế bệnh huyết áp cho người lớn tuổi, thiếu máu não cho người trung niên, hay các bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm: 10 Loại Thực Phẩm Tốt Bạn Nên Ăn Để Buổi Đạp Xe Trở Nên Hoàn Hảo Hơn

Để có một buổi tập luyện xe đạp tràn đầy hứng khởi hay bất kỳ bộ môn thể thao nào thì ngoài kỹ thuật ra bạn còn cần phải chuẩn bị cho mình một thực đơn dinh dưỡng thật đầy đủ. Nếu như bạn đang thắc mắc đâu mới là…

Một số vấn đề cần lưu ý khi đạp xe đối với người có bệnh về xương khớp

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

Tham khảo ý kiến bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ

Theo lí thuyết những người bị bệnh về xương khớp và bệnh thoái hóa khớp gối thì vẫn có thể đạp xe đạp. Nhưng vẫn còn có nhiều trường hợp ngoại lệ nếu bệnh quá nặng. Lúc đó bạn cần tham khảo các lời khuyên từ chuyên gia hoặc bác sĩ. 

Điển hình sẽ có các loại bệnh mà chúng ta cần chú ý khi muốn đạp xe đạp như: bệnh lý như tim mạch, tụt huyết áp, thiếu máu lên não hay những bệnh lý nguy hiểm khác… thì cần hỏi bác sĩ có sự hướng dẫn của bác sĩ, để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi luyện tập.

 

Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe

Để có thể tránh được tất cả mọi trường hợp rủi ro  khi bắt đầu tập luyện xe đạp, bệnh nhân cần chuẩn bị các dụng cụ sau nhằm đảm bảo quá trình an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất. 

 

  • Trang bị giày thể thao 24/24 khi đạp xe, chọn giày vừa chân. Hạn chế việc đi giày quá rộng hoặc quá chật.  
  • Luôn giữ cho bản thân có tâm trạng thư giãn khi luyện tập.
  • Người bệnh hãy nên mang theo thuốc của bác sĩ kê toa, nước, thiết bị hỗ trợ trong quá trình đạp xe. 
  • Đạp xe đúng tư thế, giữ lưng thẳng và thả lỏng cơ vai, để đem lại lực phân bố đều. 
  • Lựa chọn những bộ đồ thể thao cotton nhẹ nhàng và mát mẻ để tạo sự thoải mái khi đạp xe. Hạn chế chọn những chất liệu thô cứng, bó sát sẽ khiến máu khó lưu thông đem lại cảm giác khó chịu.

Đạp xe với cường độ vừa phải và hợp lý

Chỉ nên đạp xe ở cường độ cần thiết, Không nên quá lạm dụng vì như vậy sẽ giúp các bệnh lí ngày càng nặng hơn. Nếu nhận thấy trong quá trình đạp xe các khớp bị sưng tấy và có dấu hiệu đỏ lên bạn nên ngừng ngay quá trình tập luyện.

 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về thông tin bệnh thoái hóa khớp gối có đi xe đạp được hay không? Bạn hãy đọc qua bài viết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe nhé! 

 

» Xem thêm: Cửa hàng phụ tùng xe đạp TPHCM

 

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào