Đạp Xe Có Tốt Cho Người Mắc Bệnh Tim Mạch?

    Đạp Xe Có Tốt Cho Người Mắc Bệnh Tim Mạch?

    06/05/2022

    Những người bị các bệnh lý về tim mạch bên cạnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý để cải thiện sức khỏe. Có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề đạp xe có tốt cho người bị bệnh tim mạch không? Hãy cùng Xedap.vn xem bài viết này để giải đáp thắc mắc của chính mình nào! 

    1. Lợi ích của việc đạp xe đối với người mắc bệnh tim mạch

    Đạp xe là bộ môn thể thao giúp cải thiện sức khỏe rất tốt, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao. Có nhiều nghiên cứu được đăng tải trên các tạp trí nổi tiếng thế giới đã chỉ ra rằng việc đạp xe có ảnh hưởng rất tốt đối với hệ tim mạch. Vì thế nên việc đạp xe đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của những người bị bệnh tim mạch mà có thể bạn chưa biết. 

    1.1. Đạp xe không gây áp lực cho tim

    Người mắc các bệnh về tim mạch phần lớn là những người trung niên hoặc cao tuổi. Việc thực hiện các bộ môn thể thao vận động mạnh là không phù hợp với nhóm đối tượng này. Bộ môn đạp xe chủ yếu tác động lên phần thân dưới như chân, hông mà không gây áp lực cho tim, không làm cho tim đập nhanh, co bóp nhiều nên rất phù hợp với người bị bệnh tim mạch.

    Đạp xe không gây áp lực cho tim phù hợp cho người bệnh tim

    Khi đạp xe, người bệnh tim mạch không cần sử dụng quá nhiều sức lực với cường độ cao. Người đạp xe hoàn toàn làm chủ được tốc độ của mình, có thể điều chỉnh được độ nhanh, chậm sao cho vừa sức.

    1.2. Tăng cường sức khoẻ tim mạch

    Việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp những người bị tim mạch cải thiện chức năng tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn, giảm nguy cơ béo phì, giữ lượng cholesterol trong máu ở mức ổn và giảm nguy cơ bị tăng huyết áp. Việc thường xuyên luyện tập, vận động linh hoạt bằng việc đạp xe sẽ giúp lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu tốt, tạo ra chuyển biến tích cực đối với tim mạch.

    Đạp xe thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm béo phì

    Khi đạp xe trong thời gian dài, người bệnh tim mạch sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực trong cơ thể của mình, nhịp tim được kiểm soát ổn định, tinh thần luôn phấn chấn, tươi vui.

    1.3. Tăng sức bền cho cơ thể

    Đạp xe được coi là bộ môn thể thao an toàn và tốt cho người bệnh tim mạch. Việc đạp hằng ngày với những chuyển động nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp đốt cháy nhiều calo. Bên cạnh đó, với việc rèn luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng sức bền, khả năng chịu đựng của cơ thể tốt hơn.

    Người bệnh tim mạch có thể tăng dần quãng đường theo từng ngày hay từng tuần để cải thiện được sức bền của cơ thể. Sau một thời gian luyện tập hợp lý, chắc chắn người bệnh sẽ nhận thấy sức bền của cơ thể tăng lên rõ rệt.

    1.4 Tăng cường trao đổi chất

    Theo các nhà nghiên cứu về sinh lý học thể thao, việc đạp xe sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất. Tỷ lệ trao đổi chất của những người đạp xe luôn hiệu quả hơn những người không tập luyện bộ môn này.

    Quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh và tốt hơn khi đạp xe

    Khi đạp xe, cơ hoạt động mạnh nhất chính là cơ chân, đây là nhóm cơ lớn trong cơ thể, các tế bào cơ cần rất nhiều năng lượng, do vậy khi ta đạp xe là đang tiêu hao một lượng lớn calo, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

    Khi bạn càng đạp xe nhiều thì quá trình trao đổi chất càng diễn ra nhanh chóng hơn và quá trình trao đổi chất của ngày hôm đó vẫn được tăng cường ngay cả khi bạn không luyện tập. 

    2. Lưu ý khi đạp xe đối với người bị bệnh tim mạch

    Không chỉ đối với đạp xe mà trong tất cả loại hình thể thao, để luyện tập được đúng cách và đạt hiệu quả cao thì luôn có những điều phải lưu ý, đặc biệt là việc đạp xe đối với người bị bệnh tim mạch thì cần lưu ý như sau:

    2.1. Khởi động trước khi đạp xe

    Khởi động là một việc rất quan trọng cần phải thực hiện trước khi đi vào luyện tập. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người bỏ qua bước quan trọng này. Việc khởi động sẽ làm ấm cơ thể, giúp cho các khớp hoạt động linh hoạt và tránh khỏi các chấn thương trong khi luyện tập.

    Khởi động trước khi đạp xe là vô cùng quan trọng

    Trước khi đạp xe chúng ta cần dành ra khoảng 5 phút khởi động bằng các bài tập nhẹ nhàng như xoay khởi cổ tay, cổ chân, khớp cổ, vai, đầu gối,…

    2.2. Điều chỉnh tốc độ và quãng đường phù hợp với sức khỏe

    Khi mới bắt đầu luyện tập, người mắc bệnh tim mạch không nên đạp xe quá sức mà hãy đạp với thời gian và quãng đường vừa đủ. Sau đó sẽ tăng dần lên để cơ thể kịp thích nghi cũng như để tăng sức bền của bản thân.

    Điều quan trọng là không nên đạp với tốc độ quá nhanh trong thời gian ngắn mà thay vào đó hãy duy trì tốc độ trung bình một cách ổn định, để có thể đạp xe được quãng đường dài hơn.

    2.3. Lên lịch trình đạp xe hợp lý

    Một lịch trình hợp lý sẽ giúp cho những người mắc bệnh tim mạch đạp xe hiệu quả hơn. Đối với người bị bệnh tim mạch có thể đạp xe từ 30 phút đến 1 tiếng trong một ngày với tần suất 3 – 5 buổi trên 1 tuần tùy sức mỗi người. Không nên đạp quá lâu trong một lần tập luyện vì có thể dẫn đến quá sức.

    Sắp xếp lịch trình đạp xe hợp lý giúp tăng hiệu quả đạp xe tối ưu

    Người bị bệnh tim mạch nên chọn những cung đường bằng phẳng để đạp xe, không nên đạp ở địa hình nhiều dốc cao để tránh gây áp lực lên tim.

    2.4. Đạp xe cùng gia đình hay bạn bè

    Việc đạp xe với người thân, bạn bè không chỉ giúp tăng sức bền, sức dẻo mà làm cho mối quan hệ với người thân và bạn bè trở nên tốt hơn, khắng khít hơn. Đạp xe cùng người thân, bạn bè rất tốt cho người bị tim mạch vì giúp họ có cảm thấy vui vẻ và thư giãn hơn rất nhiều, như vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.

    Việc đạp xe cùng người thân giúp việc đạp xe trở nên vui vẻ và lâu dài hơn

    Trên cả quãng đường đạp xe cùng với gia đình, bạn bè chúng ta có thể tâm sự, nói chuyện với nhau, điều này sẽ giúp quãng đường đạp xe cảm tưởng như ngắn hơn và có cảm giác đỡ mệt hơn.

    Đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh tim mạch. Vì thế hãy xây dựng cho mình lịch trình đạp xe hợp lý và tuân thủ các quy tắc đạp xe trên để đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng và có một sức khỏe thật tốt nhé! 

    Đừng quên Like trang fanpage XEDAP.VN hoặc truy cập website https://xedap.vn để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương trình khuyến mãi nhé! Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800 9473
     

    » Xem thêm: Cửa hàng phụ tùng xe đạp TPHCM

     

    Bài viết liên quan

    Đạp Xe Có Giúp Cải Thiện Xương Khớp Không?

    Đạp Xe Có Giúp Cải Thiện Xương Khớp Không?

    Hệ thống cửa hàng

    Xem tất cả
  • Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Shop B1-00.05, Sarimi, 72 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    123 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

    1800 9473

    9 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    10-12 Lê Quang Định, Phường 14, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Bài viết mới nhất

    Hướng dẫn lắp ráp xe đạp

  • Hướng dẫn bộ truyền động xe đạp địa hình
  • Xem thêm video
    Báo lỗi