Có Nên Đạp Xe Khi Cao Huyết Áp ?

    Có Nên Đạp Xe Khi Cao Huyết Áp ?

    27/04/2022

    Cao huyết áp là một tình trạng bệnh nguy hiểm, kéo dài dai dẳng mà người bệnh cần phải điều trị suốt đời bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh. Thêm vào đó, người mắc bệnh huyết áp cao nên tự hình thành cho mình thói quen tham gia các hoạt động thể chất. 

    Cao huyết áp là tình trạng bệnh nguy hiểm, kéo dài
    Cao huyết áp là tình trạng bệnh nguy hiểm, kéo dài

    Trong đó, xe đạp là bộ môn vừa sức, phù hợp với người mắc loại bệnh này. Tuy nhiên, muốn việc đạp xe trở nên có hiệu quả, người bệnh cao huyết áp cần phải lưu ý một số điều mà chúng tôi sẽ đề cập đến ngay sau đây.

    1. Người bị cao huyết áp có nên đạp xe không? 

    Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về bộ môn thể thao đạp xe. Đơn giản, dễ dàng nhưng hiệu quả cao, đó là những tính từ làm nên sự đặc biệt của môn thể thao này, cũng chính nhờ vậy, số lượng người tham gia bộ môn này tăng mạnh qua các năm.

    Đạp xe giúp tăng sức bền của cơ thể, tăng khả năng vận động của xương khớp. Nó cũng giúp giảm lượng đường trong máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng như cải thiện hệ thống tim mạch tuần hoàn.

    Lợi ích từ việc đạp xe cho người mắc bệnh cao huyết áp

    Đối với bệnh nhân mắc cao huyết áp, khi mới tập luyện, bộ môn này có thể khiến mức huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, theo thời gian huyết áp sẽ được giảm xuống ở mức thấp hơn và ổn định hơn. Ngoài ra, như đã nói việc đạp xe cũng giúp cơ tim được hoạt động nhiều hơn, cung cấp máu tốt hơn và giảm lượng đường trong cơ thể. Do đó, có thể giúp bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy thoải mái hơn.

    Bên cạnh đó, việc đạp xe còn có tác động tích cực đến các tĩnh mạnh. Giảm mạnh nguy cơ rối loạn tĩnh mạch, giảm hẳn sự tăng huyết áp đột ngột và bất ngờ. Đây là một ưu điểm quan trọng bởi việc giảm sự tăng huyết áp đột ngột khiến bạn không còn gặp phải những trở ngại trong cuộc sống hằng ngày.
     

    » Xem thêm: Cửa hàng xe đạp thể thao Đà Nẵng

     

    2. Lưu ý quan trọng khi đạp xe đối với người bị bệnh cao huyết áp

    Với bệnh nhân cao huyết áp, tuyệt đối không đẩy nhanh tiến độ tập và cường độ tập luyện ngay từ đầu. Không thúc ép bản thân luyện tập một cách nhanh chóng.

    Nhịp độ lý tưởng nên được thực hiện là từ 80 đến 100 vòng đạp xe mỗi phút. Và mỗi bệnh nhân nên đạp xe thường xuyên tối thiểu 3 tiếng đồng hồ mỗi tuần. Như vậy, bệnh nhân mới có những chuyển biến tích cực. 

    Tránh những bài tập nặng, cung đường nguy hiểm khi mới bắt đầu luyện tập
    Tránh những bài tập nặng, cung đường nguy hiểm khi mới bắt đầu luyện tập

    Ngoài ra bạn nên lưu ý đạp xe với tốc độ ổn định và chân lúc nào cũng đặt trên bàn đạp. Ngồi đạp xe đúng tư thế, chỉnh độ cao yên xe phù hợp với độ cao của cơ thể. Đến cuối quãng đường không nên dừng lại đột ngột. Những điều này nhằm tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng do sự căng thẳng của các cơ, gân, giảm thiểu khả năng bị đau khớp, chuột rút chân.

    Với những người mới bắt đầu, có thể đạp xe trên địa hình bằng phẳng để làm quen dần, không nên đi ở những cung đường xóc, có nhiều ổ gà,… Thường xuyên nạp thêm nước vào cơ thể và có những quãng nghỉ hợp lý để tránh bị kiệt sức khi đạp xe.

    3. Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp

    Tuy rằng, việc đạp xe rất có lợi cho những bệnh nhân cao huyết áp, người bệnh vẫn cần tuân thủ một vài quy tắc sau để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển:

     

    • Vị trí ngồi trên xe cần đúng, thoải mái với người tập. Vị trí thích hợp nên thoải mái và thẳng đứng với độ dốc của thân từ 10 đến 20 độ.
    • Cần căn chỉnh yên xe để phù hợp với chiều cao của cơ thể
    • Chọn loại xe đạp thích hợp với dáng người của người tập
    • Luôn đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu
    • Cung đường khi mới bắt đầu đạp xe nên ngắn, bằng phẳng và ít xe cộ lưu thông qua lại.
    • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ dàng vận động, không thấm hút mồ hôi.
    • Sử dụng giày đạp xe chuyên dụng để tránh hụt chân bất ngờ gây rối loạn huyết áp không kiểm soát.
    • Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm tập luyện để tìm một lịch trình với tần suất thích hợp và cường độ phù hợp với bản thân nhất
      Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có cường độ tập luyện tốt nhất
      Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có cường độ tập luyện tốt nhất
    • Nên theo dõi sức khoẻ định kỳ thường xuyên để tìm kiếm đánh giá rõ ràng của chuyên gia. Từ đó, căn chỉnh lại bài tập của bản thân.
    • Kết hợp giữa đạp xe và các liệu pháp khác như uống thuốc, ăn uống đầy đủ để có lộ trình cải thiện sức khoẻ tốt nhất
    • Đạp xe dù tốt cho sức khoẻ đến đâu cũng không phải là tất cả trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp. Trường hợp cao huyết áp nguyên phát là bệnh lý, phải điều trị suốt đời. Vậy nên, bạn vẫn phải dùng thuốc đều đặn ngay cả khi huyết áp ổn định.

    Trên đây, là những lưu ý quan trọng mà bạn nên tham khảo trước khi bắt đầu việc đạp xe để cải thiện sức khoẻ. Nào, giờ còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc đạp xe để khoẻ đẹp hơn nào!

     

    » Xem thêm: Cửa hàng xe đạp thể thao

     

    Bài viết liên quan

    Có Nên Cho Bé Đi Xe Đạp Thăng Bằng Trước Khi Đạp Xe

    Có Nên Cho Bé Đi Xe Đạp Thăng Bằng Trước Khi Đạp Xe

    8 Sai Lầm Cơ Bản Dễ Mắc Phải Khi Đạp Xe?

    8 Sai Lầm Cơ Bản Dễ Mắc Phải Khi Đạp Xe?

    Hệ thống cửa hàng

    Xem tất cả
  • Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Xedap.vn Nguyễn Cơ Thạch

    Shop B1-00.05, Sarimi, 72 Nguyễn Cơ Thạch, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    Xedap.vn Nguyễn Đức Cảnh

    123 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

    1800 9473

    9 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    Xedap.vn Lê Quang Định - Bình Thạnh

    10-12 Lê Quang Định, Phường 14, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

    1800 9473

    8 AM - 9 PM (Thứ 2 - Chủ Nhật)

  • Bài viết mới nhất

    Hướng dẫn lắp ráp xe đạp

  • Hướng dẫn bộ truyền động xe đạp địa hình
  • Xem thêm video
    Báo lỗi