Những Nguyên Tắc Cơ Bản Về Guồng Chân-Cadence Khi Đạp Xe

1812 lượt xem

Guồng chân có lẽ đối với những người mới bắt đầu luyện tập môn thể thao đạp xe sẽ là một định nghĩa mới mẻ. Tuy nhiên, đây là một đòn đánh bí mật, một vũ khí chiến đấu đối với các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Trong thi đấu, guồng chân của các vận động viên sẽ được thay đổi linh hoạt dựa theo địa hình nhằm đạt được thành tích tốt nhất.

Thông tin cần thiết về guồng chân trong đạp xe thể thao.
Thông tin cần thiết về guồng chân trong đạp xe thể thao.

 

Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như hệ quả và những nguyên tắc cơ bản về guồng chân mà một người đi xe đạp thể thao nên nắm vững qua bài viết sau đây nhé!

1. Guồng chân (Cadence) trong đạp xe là gì?

Ví dụ một vận động viên có guồng chân là 90rpm thì tức là trong 1 phút, vận động viên này quay 1 bàn đạp 90 lần (180 vòng mỗi phút cho cả 2 chân). Như vậy, ta có thể hiểu Cadence là số vòng quay một chân trên mỗi phút (Revolution per minutes).

Định nghĩa về guồng chân
Định nghĩa về guồng chân

 

Có thể dùng động cơ ô tô hoặc xe máy để dễ hình dung hơn về khái niệm này như sau:

Ví dụ như khi xe đang dừng đèn đỏ, xe sẽ bắt đầu vào số để khởi động. Lúc này, tua máy sẽ quay nhanh hơn để xe vào gia tốc. Guồng chân cao cũng có cơ chế hoạt động như vậy. Guồng chân thấp sẽ tương tự với khi bạn duy trì tốc độ nhất định của xe ở vòng tua thấp.

So sánh guồng chân với động cơ ô tô, xe máy
So sánh guồng chân với động cơ ô tô, xe máy

 

Đạp xe thể thao cũng giống với việc bạn đi xe máy hoặc ô tô, trên mỗi một đoạn đường, địa hình khác nhau, bạn cần phải thay đổi số hay guồng chân để thích hợp hơn với điều kiện của địa hình.

2. Hệ quả khi sử dụng một guồng chân khi đạp xe.

Đối với guồng chân thấp.

Việc đi xe đạp thường xuyên với guồng chân thấp sẽ dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các kết nối thần kinh cần thiết để gia tốc, tăng tốc và bứt phá.

Bạn sẽ bị đuối và mất sức nhiều hơn nếu muốn tăng tốc bởi hệ thần kinh cơ đã bị quen với guồng chân thấp khi luyện tập thường xuyên. Đây là lí do mà khi đi xe đạp với cadence thấp bị ví với việc bạn đi xe với “bugi bị lỗi”.

Hệ quả của guồng chân đối với đạp xe thể thao
Hệ quả của guồng chân đối với đạp xe thể thao

 

Đối với guồng chân cao.

Nếu không phải là một vận động viên chuyên nghiệp đỉnh cao như Lance Armstrong hay Chris Froome thì việc sử dụng guồng chân cao thường xuyên là không cần thiết.

Ví dụ, nếu bạn xuống dốc, việc liên tục tạo ra guồng chân cao sẽ chỉ khiến bạn hao tổn năng lượng hơn mà lại không hề gia tăng được tốc độ mấy.

Ngoài ra nếu khi lên dốc, bạn tiếp tục sử dụng guồng chân cao như vậy sẽ khiến bản thân bị cạn kiệt sức lực trước cả khi bạn có thể leo lên đến đỉnh dốc bởi năng lượng của bạn gần như đã bị chạm đến giới hạn mức chịu đựng.

Cho nên việc thay đổi guồng chân dựa theo hoàn cảnh, điều kiện của địa hình là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng các guồng chân để xử lý các tình huống trong khi di chuyển.

Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản để tối ưu hóa hiệu suất của các guồng chân sau đây nhé!

3. 4 nguyên tắc cơ bản của guồng chân khi đạp xe.

Câu hỏi đặt ra là guồng chân thấp và cao là bao nhiêu rpm (vòng/phút)? Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào chi tiết hơn.

Các nguyên tắc về guồng chân khi đi xe đạp
Các nguyên tắc về guồng chân khi đi xe đạp

» Xem thêm: Mua xe đạp thể thao ở Hà Nội

 

 

Guồng chân thấp và power thấp phù hợp với việc duy trì tốc độ mà bạn đã tạo ra.

  • – Cadence của việc leo đèo với tư thế ngồi đạp là 70 rpm.
  • 75 rpm là guồng chân khi đạp xe trong tư thế ngồi trên đoạn đường bằng.

Guồng chân thấp và power cao để kiểm soát các nỗ lực trên các điều kiện địa hình khó khăn như những đoạn đường gồ ghề hay đèo dốc.

  • 65 rpm là cadence của việc leo đèo với tư thế ngồi đạp.
  • Đường bằng và tư thế ngồi đạp sẽ có guồng chân là 60 rpm.

Guồng chân cao và power thấp để để kích thích cơ chân với tốc độ.

  • 90 rpm là guồng chân khi đổ đèo với tư thế ngồi đạp.
  • Đường bằng với tư thế ngồi đạp có guồng chân là 80 rpm.

Guồng chân cao và power cao thường được sử dụng khi tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách với đối thủ hay đích đến và việc tăng tốc để bứt phá.

  • Leo đèo với tư thế đứng đạp tương ứng với cadence là 80 rpm.
  • Leo đèo với tư thế ngồi đạp sẽ có guồng chân là 90 rpm.
  • 85 rpm là cadence của tư thế đứng đạp trên đường bằng.
  • Từ 90 đến 100 rpm là guồng chân của việc đạp xe với tư thế ngồi trên đường bằng.

Đối với việc đo guồng chân, bạn có thể mua một bộ cảm biến (sensor) nhỏ, không cần mua loại quá đắt tiền, chỉ cần mua loại khoảng vài trăm nghìn VNĐ, sau đó, bạn hãy gắn bộ cảm biến này vào giò đĩa của xe đạp.

Bộ cảm biến đo guồng chân
Bộ cảm biến đo guồng chân

 

Khi bạn đạp xe, cảm biến sau khi được kết nối với đồng hồ thông minh sẽ hiển thị số guồng chân cadence. Dựa vào số hiển thị, bạn có thể thay đổi guồng chân để việc đạp xe của mình sẽ đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe hay cơ bắp của bạn.

Hi vọng bạn viết này sẽ giúp các bạn có được nhiều kiến thức hơn về tầm quan trọng của guồng chân trong việc đạp xe. Chúc các bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt nhờ việc luyện tập xe đạp thường xuyên.
 

» Xem thêm: Đại lý xe đạp thể thao

 

Hỏi và đáp

Chưa có hỏi đáp nào